Tin mới

Cụ bà 70 tuổi sinh con đầu lòng

Thứ tư, 11/05/2016, 10:13 (GMT+7)

Một cụ bà 70 tuổi người Ấn Độ vừa sinh đứa con đầu lòng nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Một cụ bà 70 tuổi người Ấn Độ vừa sinh đứa con đầu lòng nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Tờ NDTV đưa tin cụ bà Daljinder Kaur đã hạ sinh một bé trai hồi tháng trước sau 2 năm điều trị thụ tinh trong ống nghiệm tại một bệnh viện sản ở bang Haryana, phía bắc Ấn Độ cùng với người chồng đã 79 tuổi của mình.

Bà Kaur cho biết vợ chồng bà đã kết hôn được 46 năm và gần như mất hết hy vọng về việc có con.

"Thần linh đã nghe lời cầu nguyện của chúng tôi. Cuộc sống của tôi giờ đây đã trọn vẹn. Tôi đang chăm sóc đứa trẻ bằng cả tâm trí, tôi cảm thấy tràn đầy năng lượng. Chồng tôi cũng rất quan tâm và giúp đỡ tôi nhiều nhất có thể", bà Kaur chia sẻ.

"Khi chúng tôi nhìn thấy đoạn quảng cáo (về thụ tinh trong ống nghiệm), chúng tôi nghĩ mình nên thử khi mà tôi rất muốn có một đứa con của riêng mình".

Vợ chồng cụ bà Kaur và đứa con đầu lòng. Ảnh: Bệnh viện sản bang Haryana

Bà Kaur nói rằng mình năm nay 70 tuổi trong khi bệnh viện nơi bà điều trị lại tuyên bố bà đã 72. Điều này khá phổ biến tại Ấn Độ nơi mà có nhiều người không có giấy khai sinh.

Đứa trẻ được thụ thai bằng trứng và tinh trugnf của cặp vợ chồng giờ đây "khỏe mạnh và bụ bẫm" mặc dù lúc mới sinh bé chỉ nặng 2kg. Trung tâm Ống nghiệm và Sinh sản Quốc gia cho biết đứa bé chào đời ngày 19/4/2016.

Chồng của bà Kaur, ông Mohinder Singh Gill, chủ một trang trại ở ngoại ô Amritsar cũng khá phiền lòng về tuổi tác của 2 vợ chồng. Ông nói rằng thần linh sẽ dõi theo con của họ. Họ đặt tên cho đứa bé là Armaan.

"Mọi người nói điều gì xảy ra với đứa trẻ khi chúng tôi chết đi. Nhưng tôi hoàn toàn tin vào thần linh. Thần linh vạn năng và có mặt khắp mọi nơi, người sẽ chăm sóc mọi thứ", ông nói.

Anurag Bishnoi, người đang điều hành bệnh viện sản nói trên cho biết ban đầu, ông hoài nghi về việc thụ tinh trong ống nghiệm nhưng các thử nghiệm cho thấy bà Kaur có thể mang thai.

"Lần đầu tôi đã thử tránh trường hợp này bởi bà ấy trông rất yếu. Sau đó chúng tôi cho bà ấy trải qua tất cả các thử nghiệm và khi mà tất cả kết quả đều tốt chúng tôi mới tiến hành", bác sĩ nói.

Bảo Linh (ndtv.com)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news