Tin mới

Tác dụng vàng của gừng đối với sức khỏe

Thứ hai, 17/08/2015, 14:32 (GMT+7)

Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc và hầu như lúc nào cũng có sẵn ở ngăn bếp của các bà nội trợ, gừng còn là loại thảo mộc có ích cho sức khỏe. 

Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc và hầu như lúc nào cũng có sẵn ở ngăn bếp của các bà nội trợ, gừng còn là loại thảo mộc có ích cho sức khỏe.

Gừng còn có tên khác là sinh khương, can khương, bào khương... Tên khoa học Zingiber officinale Rose, họ Gừng (Zingiberaceae). Được trồng phổ biến ở mọi miền nước ta để làm gia vị và làm thuốc.

Gừng chứa các acid glutamic, glycine, serin, acid aspartic, zingiberol, aldehyde,... có tác dụng đặc biệt trong dưỡng sinh và phòng bệnh. Sau đây là một số bài thuốc và món ăn trị cảm lạnh, bệnh đường hô hấp từ củ gừng.

Tác dụng chữa bệnh và làm đẹp từ củ gừng:

Giảm cân

Gừng chứa một "nhà máy" sinh nhiệt giúp cơ thể chúng ta đốt cháy chất béo. Nó cũng được cho là làm tăng tỷ lệ trao đổi chất lên 20%. Ngoài ra, người ta cũng phát hiện ra rằng thức uống chứa gừng nóng dùng kèm trong bữa ăn giúp giảm sự thèm ăn. Điều này có nghĩa là bạn sẽ giữ được cảm giác no lâu hơn và ăn ít hơn.

 

Làm sạch mụn

Gia vị mạnh mẽ này rất tuyệt vời trong tác dụng chống mụn vì tính chất khử trùng của nó. Nó cũng có thể hoạt động làm sạch sâu lỗ chân lông bị nghẽn, tiêu diệt bất kỳ vi khuẩn gây mụn nào.

Làm dịu da bị bỏng

Gừng cũng là thành phần cần có để điều trị da bị bỏng, cháy nắng. Nhúng gạc cotton vào nước ép gừng rồi đắp lên vùng da bị bỏng có thể giúp làm dịu vết thương lập tức.

Làm mờ sẹo

Chứa hơn 400 thành phần khác nhau như vitamin B1, B1, B6, tinh bột, chất béo, các khoáng chất, K, sắt, canxi,….cùng 12 hoạt chất chống ôxy hóa. Gừng không chỉ có tác dụng trong việc chữa bệnh hoặc dùng làm gia vị nấu nướng, mà gừng còn là một nguyên liệu rất tốt trong việc điều trị sẹo thâm trên mặt.

Cách làm: Chỉ cần thoa một lát gừng tươi vào vùng da bị sẹo sau đó để khô, làm điều này 2-3 lần/ngày và bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy sự cải thiện trong vài tuần. Trong vòng vài tháng, vết sẹo của bạn sẽ gần như không thể phát hiện.

Cải thiện tiêu hóa

Bằng cách thêm gừng vào chế độ ăn, bạn sẽ thấy bất cứ vấn đề tiêu hóa nào bạn đang đối mặt cũng được giảm nhẹ. Gừng làm tăng sản xuất nước bọt và dịch tiêu hóa trong cơ thể của bạn, vì thế giúp bạn thoát khỏi tình trạng khó tiêu.

Chữa đau bụng kinh

Nếu bị hành hạ bởi chứng đau bụng kinh, bạn có thể không cần dùng đến bất cứ loại thuốc giảm đau nào và tự làm cho mình một tách trà gừng nóng. Gừng đã được thử nghiệm với một nhóm phụ nữ bị đau bụng kinh và kết quả cho thấy loại củ này hiệu quả hơn tất cả loại thuốc giảm đau. Bạn cứ thử sẽ thấy ngay tác dụng này.

Cao huyết áp

Khi huyết áp tăng cao đột ngột, có thể dùng nước gừng tươi nóng ngâm chân khoảng 15 - 20 phút. Nước gừng nóng mặc dù tiếp xúc bên ngoài chân nhưng thông qua các huyệt đạo ở lòng bàn chân sẽ khiến huyết quản giãn nở, theo đó, huyết áp sẽ từ từ hạ xuống.

Giải cảm

Nếu phải dầm mưa dãi gió nhiều, bị hạ đường huyết, bủn rủn chân tay, toát mồ hôi, chân không đứng vững chỉ cần một nhánh gừng nhỏ đập giập vào cốc nước đường uống ấm.

Giải rượu

Khi bị say rượu bia có thể dùng nước gừng nóng để uống không những thúc đẩy quá trình lưu thông máu mà còn giúp tiêu tan lượng cồn trong máu, nhanh chóng đánh bật cơn say sỉn và tình trạng đau đầu lúc tỉnh dậy sau khi uống say. Có thể cho thêm chút mật ong vào nước gừng nóng và uống làm nhiều lần càng tăng thêm hiệu quả giã rượu.

Sau đây là một số điều cần lưu ý khi dùng gừng:

- Người có thân nhiệt cao không nên ăn gừng vì nó sẽ làm thân nhiệt tăng cao hơn.

Tuy nhiên, nếu bị cúm virus mà không sốt hay sốt nhẹ vẫn có thể dùng gừng, nhưng khi đã có dấu hiệu sốt cao và có nguy cơ tổn thương các mạch máu và xuất huyết thì tuyệt đối không được dùng gừng.

- Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).

- Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.

- Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.

- Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.

Có thể bạn quan tâm: Cách làm kim chi cải thảo đúng kiểu Hàn Quốc

Bảo An (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news