Tin mới

Cụ ông sinh con ở tuổi 80 có quá khứ "hoành tráng"

Thứ tư, 01/10/2014, 10:15 (GMT+7)

Mọi người nghĩ ông dời bỏ nội đô đến miền núi Ba Vì để tránh xa thị phi của người đời nhưng thực tế, ông “lên rừng” là để làm văn hóa nghề y, phát triển mấy chục ha cây thuốc quý, góp phần vào công cuộc chữa bệnh cứu người.

Mọi người nghĩ ông dời bỏ nội đô đến miền núi Ba Vì để tránh xa thị phi của người đời nhưng thực tế, ông “lên rừng” là để làm văn hóa nghề y, phát triển mấy chục ha Cây thuốc quý, góp phần vào công cuộc chữa bệnh cứu người.

Khi đã bước vào cái tuổi xưa nay hiếm, ông Nguyễn Hữu Trọng (85 tuổi, hiện ở thôn Yên Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội) vẫn kết hôn với người vợ kém mình 53 tuổi và sinh liền hai nhóc tì xinh xắn, khỏe mạnh. Nhiều người cho rằng ông vì tránh điều tiếng của thiên hạ nên mới dời lên miền rừng núi này để sinh sống. Tuy nhiên, việc bỏ phố lên rừng của ông là một cách ông làm văn hóa y tế mà không phải ai cũng hiểu.

Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội danh tiếng, bác sỹ Nguyễn Hữu Trọng đã được đào tạo sâu về chuyên khoa Lao, chuyên khoa ung thư, chuyên khoa điện quang chẩn đoán. Chỉ tính riêng trong nghề y, ông đã kinh qua rất nhiều công việc và chức vụ: Bác sỹ Bệnh viện K74 ở Phúc Yên; Trạm trưởng Trạm Y tế Châu Phan (Mê Linh); Giảng viên Đại học – Chủ  nhiệm khoa X-quang Bệnh viện K; Thư ký Khoa học và Sức khỏe của Giáo sư Tôn Thất Tùng…

Bác sỹ Nguyễn Hữu Trọng - người gắn bó cả đời mình với nghề nam dược

Cả cuộc đời đeo đuổi nghiệp cứu người, bác sỹ Nguyễn Hữu Trọng chưa bao giờ hối tiếc về bất cứ điều gì. Ông cho biết, cuộc đời mình có 3 điều quên; quên tuổi tác, quên bệnh tật và quên hận thù. Có vậy thì ông mới sống vui, sống khỏe, sống có ích để cống hiến cho đời.

Không chỉ nổi tiếng với nghề y, ông còn được biết đến với trên nhiều lĩnh vực, từ văn thơ, nhạc họa, nhiếp ảnh đến kiến trúc, xây dựng. Và ở chuyên ngành nào ông cũng được đánh giá cao. Ông đã sáng tác hàng nghìn bài thơ với nhiều thể loại và là Hội viên Câu lạc bộ Thơ Việt Nam; rất nhiều bức ảnh của ông đã lọt vào mắt xanh của các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp; hàng trăm bức tranh ông vẽ mang đầy tính nghệ thuật được giới chuyên môn nhìn nhận. Cũng chính ông là người góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa quan họ, để loại hình nghệ thuật này trường tồn và lan tỏa.

Đối với nhiều người, nghỉ hưu đồng nghĩa với an dưỡng, nghỉ ngơi nhưng vị bác sỹ này lại dành nhiều thời gian hơn cho công tác nghiên cứu vì sức khỏe cộng đồng. Trong nhiều năm, ông đã đi khắp nơi tìm các loại cây thuốc quý; đồng thời tới nhiều ngôi làng chữa bệnh Từ thiện; mở lớp đào tạo miễn phí về Đông Nam dược, tư vấn sức khỏe cho mọi người.

Ở tuổi ngoài 80 nhưng ông Trọng vẫn sinh được hai con xinh xắn, khỏe mạnh

Quyết định rời bỏ nội đô, ông lên vùng núi Ba Vì mở trang trại trồng mấy chục ha cây thuốc quý, miệt mài với nghề nam dược. Tại đây, ông dồn  hết tâm huyết cho vườn thuốc của mình, tích cực dạy học, chữa bệnh cho người dân. Ông luôn dành thời gian tìm hiểu các về các loại thuốc và trăn trở tìm cách phát triển các bài thuốc hiệu quả nhưng phải đảm bảo được giá thành rẻ để thuốc tốt có thể đến được tay nhiều lớp người tiêu dùng. Đó là một cách làm văn hóa y tế của một con người suốt đời vì hai chữ “văn hóa”.

Hiện nay, bác sỹ Nguyễn Hữu Trọng là Chủ tịch hiệp hội những người yêu dân ca quan họ Bắc Ninh, Phó chủ tịch thường trực - tổng thư ký họ Nguyễn Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty chuyên về sản xuất thực phẩm chức năng, một nhà nghiên cứu cấp cao cây, con làm thuốc…Công việc bận rộn nhưng dường như ông chưa bao giờ cảm thấy mệt mỏi mà trái lại, càng thêm nhiệt huyết với những đam mê của đời mình.

Ở tuổi 85, bác sỹ Nguyễn Hữu Trọng vẫn luôn đau đáu làm tròn nghĩa vụ của một con người, thực hiện tốt trọng trách của người chồng, người cha trong gia đình; của một người con trong dòng tộc họ Nguyễn, của một Chủ tịch Hội những người yêu dân ca; của ông chủ một hãng nam dược uy tín, của một người luôn say mê thi ca, nhạc, họa, nhiếp ảnh; để lại cho đời những bài thuốc hay…Và ở cái tuổi xưa nay hiếm, ông vẫn lấy được người vợ trẻ, sinh hai đứa con đủ nếp đủ tẻ, xinh xắn, khỏe mạnh, đó là một kết thúc có hậu cho một con người “đa văn hóa” luôn miệt mài với nghề nam dược, đam mê nghệ thuật và tràn đầy tình yêu cuộc sống; luôn mong muốn được cống hiến cho đời.

Vũ Đậu (Người đưa tin)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news