Tin mới

Cuộc đời chìm nổi của cô Bính "Hàng Đẫy" tứ đại mỹ nhân Hà Thành xưa

Thứ hai, 02/07/2018, 11:18 (GMT+7)

Trong tứ đại mỹ nhân Hà thành, cô Bính Hàng Đẫy là người có cuộc sống bình yên và hạnh phúc hơn cả.

Trong tứ đại mỹ nhân Hà thành, cô Bính Hàng Đẫy là người có cuộc sống bình yên và hạnh phúc hơn cả.

Giai nhân Hà thành Đỗ Thị Bính sinh năm 1915 và là con của nhà tư sản Đỗ Lợi, nhà thầu khoán thuộc hàng lớn nhất Hà Nội trước những năm 1930 và là một trong những thành viên của dòng họ Đỗ "Bá Già" (thôn Tiên Lữ, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc). Gia đình có đến 19 người con trai gái tất cả.

Vì nhà có điều kiện nên ngay từ nhỏ ,cô Bính đã được sống trong nhung lụa và hoàn toàn không phải lo lắng đến chuyện tiền bạc. Cuộc sống của cô cứ như vậy tiến lên theo quỹ đạo vốn có của một tiểu thư nhà giàu.

Nhan sắc "chim sa cá lặn" của cô Bính hàng Đẫy từng đắm say biết bao kẻ si tình.

Cô Bính Hàng Đẫy sở hữu nhan sắc được ví khiến “chim sa cá lặn”. Với nước da trắng ngần, đôi mắt bồ câu, gương mặt thanh tú và vóc dáng mảnh mai. Cô Bính thường xuyên mặc áo màu đen và dù là áo dài tay hay ngắn tay thì vẫn là tông đen sang trọng.

Màu đen giúp cô Bình khoe được làn da trắng nhưng vẫn toát lên sự huyền bí, sang trọng và nghiêm trang của người đẹp. Thuở ấy, sắc đẹp của cô Bính khiến bao công tử, văn nhân,… đắm đuối.

Vì sinh trưởng trong một gia đình giàu có nên ngay từ nhỏ cô Bính đã sống trong nhung lụa và hoàn toàn không phải lo lắng đến chuyện tiền bạc. Tuy nhiên, vì là một gia đình nề nếp, gia phong nên cô Bình được dạy dỗ rất cẩn thận.

Cô Bính sở hữu đầy đủ những phẩm chất công, dung, ngôn, hạnh, sự trầm tĩnh, khôn khéo, dịu hiền mà trí tuệ. Cũng vì điều này mà dù là người đẹp nức tiếng Hà thành và con nhà giàu có nhưng cô Bính không kiêu kỳ mà nhất mực hoà đồng, giản dị và gần gũi với mọi người.

Với nước da trắng ngần và đôi mắt đẹp như bồ câu, cô Bính thường chọn cho mình những bộ đồ màu đen giản dị. Thuở ấy, người đẹp cũng ý thức được nhan sắc của mình, cũng hiểu được vẻ đẹp ấy đã làm mê đắm biết bao nhiêu trái tim đắm đuối. Thế nhưng, ý thức của một người có học vấn, lại được sống trong một gia đình khoa bảng nền nếp, được dạy dỗ tam tòng tứ đức, công dung ngôn hạnh ngay từ nhỏ..., cách ứng xử của người đẹp cũng rất mực ý tứ.

Chính thói quen và hình ảnh này đã làm xiêu lòng nhà thơ đa tài Nguyễn Nhược Pháp. Cô Bính cũng biết tình cảm này của nhà thơ và đáp lại cũng có cái gọi là sự thầm thương trộm nhớ. Tuy vậy, hai người có duyên nhưng không có phận.

Năm 1938, nhà thơ trẻ tài năng Nguyễn Nhược Pháp tạ thế ở tuổi 24 vì bệnh lao và để lại trong lòng giai nhân Đỗ Thị Bính một nỗi nhớ nhung khôn xiết. Nếu Nguyễn Nhược Pháp không ra đi có lẽ họ đã là cặp đôi trai tài gái sắc nức tiếng Hà thành.

Sau khi Pháp mất được một năm, gia đình thuyết phục cô Bính lấy một chàng kỹ sư phong lưu mã thượng học ở Pháp về, tên Bùi Tường Viên - em trai út của luật sư nổi tiếng Bùi Tường Chiểu thời bấy giờ.

Trước đó, vào năm 16 tuổi, Bùi Tường Viên sang Pháp du học về ngành silicat và là một kỹ sư của Việt Nam. Sau đó, Bùi Tường Viên giữ vai trò Hiệu trưởng trường Mỹ nghệ Đông Dương (tiền thân của Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội ngày nay).

Mối tình thuở thanh xuân đã không thành, cô Bính nên duyên cùng người đàn ông khác và sống bình yên đến tận cuối đời.

Vốn là tiểu thư của gia đình đại tư sản đình đám thời bấy giờ nên đám cưới của giai nhân Đỗ Thị Bính và ông Bùi Tường Viên vô cùng lớn.

Mấy ngày liền quan khách ra vào nườm nượp như trẩy hội. Ngày cưới, cô bính mặc bộ áo dài màu vàng, vải được dệt từ những sợi chỉ vàng và kim tuyến. 

Ngày lên xe hoa, cô Bính không hề có chút tình cảm nào với chồng. Bởi, trước họ chưa từng gặp mặt nhau. Phải đến khi sống cùng nhau bà mới bắt đầu yêu chồng.

Không giống với các cuộc hôn nhân “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” của tầng lớp tư sản ngày xưa, lấy nhau về người vợ chỉ biết phục tùng và chăm sóc chồng theo khía cạnh trách nhiệm và mệnh lệnh, cuộc hôn nhân của giai nhân Hà Thành và ông Bùi Tường Viên tồn tại bởi tình yêu, sự ngưỡng mộ và cảm thông. Ông Bùi Tường Viên chưa bao giờ to tiếng với vợ, lúc nào cũng thể hiện sự tôn trọng nhường nhịn.

Cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra. Gia đình họ Đỗ và họ Bùi đều tham gia cách mạng. Cô Bính cùng chồng tản cư lên vùng Tuyên Quang, sống những ngày tháng cả nước đều dành hết sức người, sức của cho cuộc kháng chiến của dân tộc.

Khi hoà bình lập lại, trở về Hà Nội, giai nhân lừng lẫy Hà thành một thời lại cùng chồng, con sống cuộc sống bình thường trong một ngôi nhà giản dị. Bà tích cực tham gia phong trào bình dân học vụ, chống giặc dốt. Từ đó cho đến khi về hưu, bà công tác tại Phòng Giáo dục khu Hai Bà Trưng. Năm 1992, bà qua đời ở tuổi 77. Khi bà ra đi người nhà và bạn bè đã mặc cho bà chiếc áo màu đen, màu áo bà đã yêu, đã thích và gắn bó hầu như suốt cuộc đời.

Giang Trần (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news