Tin mới

Cuộc sống của gái mại dâm: Những hình ảnh chưa từng công bố

Thứ ba, 09/09/2014, 16:01 (GMT+7)

Sáng nay (9/9), cuộc thi có tên gọi “khát vọng yêu thương” - góc nhìn nhân văn về cuộc sống của những phụ nữ bán dâm đã chính thức công bố những tác phẩm được giải.

 

 

Sáng nay (9/9), cuộc thi có tên gọi “khát vọng yêu thương” - góc nhìn nhân văn về cuộc sống của những phụ nữ bán dâm đã chính thức công bố những tác phẩm được giải.

“Khách của tôi đủ mọi thành phần, có người thanh lịch, có người bặm trợn, có những khách gọi chúng tôi đến sau khi đã lên cơn phê” – L, 23 tuổi.

30 tác phẩm lọt vào vòng chung khảo, trong đó có 15 tác phẩm đoạt giải đều hướng tới việc thay đổi quan điểm, cách nhìn nhận về vấn đề mại dâm, cũng như việc giảm kỳ thị trong xã hội nhằm kêu gọi sự bao dung và đối xử bình đẳng đối với phụ nữ bán dâm, tạo cơ hội cho những phụ nữ bán dâm tại Việt Nam được hòa nhập cộng đồng.

Những tác phẩm được ghi lại bởi các nhà báo, phóng viên... và cả những tấm hình của những cô gái "bán hoa" tự ghi lại. Ở nước ta, mại dâm là một nghề bị xã hội miệt thị, là vi phạm pháp luật. Và nó vấn đề xã hội nổi cộm và đang xuất hiện ở khắp các tỉnh, thành Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc thi “khát vọng yêu thương” - góc nhìn nhân văn về cuộc sống của những phụ nữ bán dâm đã mang đến cho người xem một góc nhìn khác về nghề và những người làm nghề mại dâm. Các chị em làm nghề thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều rủi ro và nguy cơ như bị bóc lột tình dục, bị bạo lực, bị cưỡng ép sử dụng ma túy, không được quyền lựa chọn tình dục an toàn. Họ cũng phải đối mặt với các hệ lụy như bị lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bị tổn thương thể chất, tâm lý do sự kỳ thị của gia đình và cộng đồng, luôn sống trong lo âu và khả năng bị các cơ quan chức năng xử phạt.

“Lao động tình dục không phải là lựa chọn của tất cả những người đang làm nghề này và cũng đừng bao giờ nghĩ rằng, gái bán dâm thì không có nhân phẩm” - đây là điều mà nhiều người tham dự lễ trao giải cuộc thi muốn gửi gắm đến cộng đồng và xã hội.

Những phụ nữ bán dâm, trước hết, họ đều là những con người nhưng đó là những con người bị xã hội khinh rẻ, bị coi những người bên lề của xã hội.

Nhưng, bạn có thể coi khinh và cho là không có nhân phẩm không, nếu đó là người phụ nữ ngày ở trong bệnh viện chăm chồng ốm thập tử nhất sinh, tối đi “bán hoa” lấy tiền trả viện phí?. Hay một cô gái hàng đêm ê chề chịu sự tra tấn tình dục của những gã đàn ông để lấy tiền gửi về quê nuôi mẹ già ốm đau? và còn rất nhiều số phận đáng thương khác nữa được lột tả tại cuộc thi.

Những tác phẩm đoạt giải đều hướng tới việc thay đổi quan điểm, cách nhìn nhận về vấn đề mại dâm, cũng như việc giảm kỳ thị trong xã hội nhằm kêu gọi sự bao dung và đối xử bình đẳng đối với phụ nữ bán dâm, tạo cơ hội cho những phụ nữ bán dâm tại Việt Nam được hòa nhập cộng đồng.

Dưới đây là một số tác phẩm dự thi:

2h12 sáng, M (23 tuổi) đang sắp tiền bỏ lợn tiết kiệm, con lợn vàng, mỗi ngày cô tiết kiệm một số tiền gửi về cho bố mẹ, tiền mua sữa cho con, tiền học cho em gái, còn con lợn đỏ, cô dồn tiền để cuối năm sửa nhà cho bố mẹ.

“Con ngõ nhỏ ban đêm nơi tôi ở. Về được đến nhà, tôi phải đi qua cái ngõ này cùng với nhiều tâm trạng. Cô đơn, mệt mỏi, chán chường… Không biết bao nhiêu ngày đã đi qua và sẽ đi qua ngõ ấy…” – L, 22 tuổi.

“Tôi sống trong một gia đình ham mê cờ bạc. Ai cũng chơi cờ bạc, mọi lúc, mọi nơi. Sống trong môi trường ấy, tôi thực sự cảm thấy bị áp lực” – M, 17 tuổi.

“Quán karaoke và cảnh đập đá. Đây là một phần trong cuộc đời của tôi” – M.H, 25 tuổi.

“Một khách đi đường dừng xe và hỏi” – M, 23 tuổi.

“Công cụ cần thiết trong công việc của chúng tôi. Lúc nào tôi cũng mong những người khách của mình hiểu điều đó” – M, 23 tuổi.

“Cửa hàng tẩm quất nơi tôi làm việc” – M, 17 tuổi.

“Đây là chiếc nhẫn cưới của tôi. Tôi vẫn đeo nó dù vợ chồng tôi đã li dị được 5 năm nay. Cuộc sống và hôn nhân, chỉ cần một giọt nước tràn li có thể phá vỡ đi tất cả” – V, 26 tuổi.

“Mưa nhỏ thì dùng ô, mưa to thì mặc áo. Dù thế nào, dù thời tiết giông bão, vẫn cần có tiền để sinh sống” -  M.H, 25 tuổi.

“Một cảnh chụp trong bệnh viện sản. Dáng đi của người phụ nữ ấy gợi cho tôi nhớ về hình ảnh của mình. Khi ấy, tôi mang bầu 3 tháng và bị người yêu bỏ rơi, tôi đã đi phá thai một mình khi mới 17 tuổi” – T.L, 21 tuổi.

M (23 tuổi) đang đợi khách ở gần bến xe. Chỗ này còn nhiều chị em đủ lứa vẫn hành nghề, có người lớn tuổi, có người mới chỉ 15, có người nhiễm HIV…

Đợi khách. M, 23 tuổi

M (23 tuổi) trong căn phòng trọ của mình. Cô có 2 con trai đang gửi bố mẹ đẻ ở Hà Nam. Bố của chúng khác nhau nhưng đều bỏ rơi mẹ con cô sau một thời gian chung sống. Hiện tịa, cô là lao động kiếm thu nhập chính, hàng tháng cô phải gửi tiền về quê cho các con, bố mẹ và em gái. M có bạn trai là sinh viên, hay tặng hoa, gấu bông cho cô…

2h sáng, M (23 tuổi) vừa trở về nhà sau khi đi làm. Hôm nào cũng tầm giờ này cô mới về nhà.

 

…“Tôi có 2 cậu con trai phải gửi mẹ ở quê trông giúp để đi làm. Hai đứa trẻ là động lực để tôi sống và thấy mình có ý nghĩa hơn trong cuộc đời này” – M, 23 tuổi.

“Bố mẹ tôi li hôn khi tôi 13 tuổi. Lúc đó tôi đã ra cầu Long Biên nhìn xuống dòng nước này và nghĩ đến cái chết” – T.L, 21 tuổi.

Theo Thuận Phong (Người đưa tin)

 

 

 

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news