Tin mới

Cuốn sách cổ có giá hơn 600 tỷ đồng

Thứ sáu, 14/11/2014, 13:47 (GMT+7)

Vào năm 1994, tỉ phú Mỹ Bill Gates đã mua “Codex Leicester” trong một phiên bán đấu giá với cái giá ngất ngưởng... 30,8 triệu USD, biến nó thành cuốn sách đắt giá nhất thế giới.

 

 

Vào năm 1994, tỉ phú Mỹ Bill Gates đã mua “Codex Leicester” trong một phiên bán đấu giá với cái giá ngất ngưởng... 30,8 triệu USD, biến nó thành cuốn sách đắt giá nhất thế giới.

Phần bìa cuốn “Codex Leicester”.

 “Codex Leicester” là bộ sưu tập các tài liệu khoa học tương đối lớn của Leonardo da Vinci. Quyển sách này được lấy lên của Thomas Coke, sau đó ông trở thành Bá tước xứ Leicester, Coke đã mua nó vào năm 1717. Trong số 30 công trình khoa học của Leonardo da Vinci thì quyển sách “Codex Leicester” là nổi tiếng hơn cả.

“Codex Leicester” đem đến cho người đọc cái nhìn hiếm hoi về những quan điểm dứt khoát của các hoạ sĩ, nghệ nhân, nhà khoa học, nhà tư tưởng cũng như những minh họa đặc biệt của thời kỳ Phục hưng, có mối liên hệ mật thiết giữa nghệ thuật và khoa học và sự sáng tạo của các tiến trình khoa học. Chữ viết trong quyển sách này thể hiện những quan sát và các lý thuyết sâu sắc của Leonardo da Vinci về thiên văn học, đề cập đến các đặc tính của nước, đá, các hóa thạch, không khí và tia sáng từ vũ trụ.

Bản thảo Codex Leicester của Leonardo da Vinci từ thế kỷ 16 mà Gates đã chi 30,8 triệu USD để mua lại vào năm 1994.

Các chủ đề được đề cập đến trong quyển sách này bao gồm: giải thích vì sao các hóa thạch lại hay được tìm thấy tại những vùng núi. Hàng trăm năm trước khi diễn ra hoạt động kiến tạo đĩa địa chất, Leonardo đã tin rằng các ngọn núi trước đó có nguồn gốc là đáy biển, dần dần chúng được nâng lên. Ngoài ra, chuyển động của nước cũng là đề tài chính của quyển sách “Codex Leicester”.

Quyển sách “Codex Leicester” bao gồm 18 trang giấy, mỗi trang giấy được chia làm 2, tổng cộng là 72 trang tài liệu cực quý. Lúc trước người ta chưa tách từng tờ riêng nhưng hiện nay, nó được đem tập hợp lại thành một quyển. “Codex Leicester” được mua vào năm 1980 bởi một nhà công nghiệp cực kỳ giàu có, ông cũng đồng thời là một nhà sưu tập nghệ thuật tên là Armand Hammer từ Leicester, vì lẽ đó mà kiệt tác này còn có tên gọi khác là Codex Hammer.

Vào năm 1994, tỉ phú Mỹ Bill Gates đã mua “Codex Leicester” trong một phiên bán đấu giá với cái giá ngất ngưởng... 30,8 triệu USD (hơn 600 tỷ đồng - PV), biến nó thành cuốn sách đắt giá nhất thế giới.

Hồi tháng 7/2014, trong danh sách tỷ phú thế giới do Forbes công bố nhưng Chủ tịch Microsoft vẫn là người có khả năng kiếm tiền đáng nể với khoảng 20 triệu USD/ngày.

Mỗi ngày tài khoản Bill Gate tăng lên khoảng 20 triệu USD.

Dinh thự Xanadu 2.0 của Bill Gates có diện tích hơn 6.100 m2, và có giá trị hiện tại là hơn 123 triệu USD.

Xếp sau “Codex Leicester” còn có 5 cuốn sách có giá trị cao ngất ngưởng.

Sách “Phúc âm Henry the Lion”: 8.140.000 bảng Anh

Quyển sách “Phúc âm Henry the Lion” được cho là của Henry the Lion, Công tước xứ Saxony, nó từng hiện diện trên bàn thờ Đức Mẹ Đồng Trinh tại Tu viện St. Blaises, Brunswick, hay còn có tên gọi khác là Nhà thờ lớn Brunswick. Kiệt tác này được cho là sự kết tinh của thời kỳ La Mã vào thế kỷ XII.

Quyển sách được làm theo yêu cầu của Tu viện Benedictine Helmarshausen. Nhà thờ lớn Brunswick được xây dựng vào năm 1173, và bàn thờ Đức Mẹ Đồng Trinh được tôn trí vào năm 1188. Bản thảo này bao gồm 266 trang chia thành 4 phần Phúc âm, trong đó có 50 trang được viết đầy đủ các minh họa.

Sách được bán đấu giá vào ngày 6/12/1983 tại nhà bán đấu giá danh tiếng Sotheby's ở London với cái giá... 8.140.000 bảng Anh.

Những loài chim nước Mỹ của tác giả James Audubon, giá 8,8 triệu USD.

 

Cuốn Birds of America - Những loài chim nước Mỹ của tác giả John James Audubon, xuất bản từ thế kỷ 19. Hiện trên thế giới chỉ còn 119 ấn bản nguyên vẹn của cuốn sách này, trong đó 108 cuốn nằm trong các bảo tàng hoặc thư viện,

Năm 2000, một bản của cuốn sách về thế giới tự nhiên của loài chim này đã lập kỷ lục với giá 8,8 triệu USD.

Cuốn First Folio của William Shakespeare, 6,166 triệu USD

 

Cuốn First Folio (Bản in đầu tiên) là bộ sưu tầm lớn nhất các vở kịch của William Shakespeare đã được biên soạn lại bởi Heminges và Henry Condell, những người bạn đồng sáng tác và là bạn lâu năm của ông ở Bark vào năm 1623, bảy năm sau khi Shakespeare qua đời.

Mặc dù khi mới ra đời, mỗi cuốn First Folio chỉ được bán với giá từ 1 đến 2 bảng Anh nhưng đến nay, nó đã trở thành một trong những cuốn sách đắt giá nhất. Vào năm 2001, Paul Allen, người đồng sáng lập Microsoft, đã mua một bản sao của cuốn sách này với giá lên tới 6,166 triệu USD tại cuộc đấu giá của nhà Christie's ở New York.

“Canterbury Tales”: 4.600.000 bảng Anh

“Canterbury Tales” là một bộ sưu tập các câu chuyện được viết vào thời kỳ Trung cổ nước Anh của nhà văn Geoffrey Chaucer cuối thế kỷ XIV. Quyển sách này hầu hết là các đoạn thơ, tuy nhiên cũng có xen kẽ văn xuôi, nội dung của nó xoay quanh một cuộc thi kể chuyện bởi một nhóm các tín đồ hành hương trên đường từ Southwark đến ngôi đền Thánh Thomas Becket tại Nhà thờ lớn Canterbury.

Geoffrey Chaucer đã sử dụng các câu chuyện và lời mô tả nhằm vẽ nên một bức tranh chân dung về xã hội nước Anh vào thế kỷ XIV, và về đời sống, quan điểm của nhà thờ Anh khi đó. Đây là một trong những kiệt tác văn học đắt tiền nhất thế giới mọi thời đại, nó được đem bán đấu giá vào ngày 8/7/1998 với 4.600.000 bảng Anh.

Truyện ngụ ngôn “Northumberland”: 2.700.000 bảng Anh


“Northumberland” là một bộ sưu tập các mô tả và hình ảnh nói về việc nhân cách hóa Thế giới động vật nhằm đem đến cho người đọc những bài học có ý nghĩa sâu sắc về đạo đức - vốn là một trong những truyền thống quan trọng nhất kể từ thời kỳ Trung cổ ở Anh.

Mặc dù những bộ sưu tập truyện ngụ ngôn này là một bách khoa toàn thư thời Trung cổ về động vật học, mặt khác nó cũng giúp người đọc hiểu rõ về nhân sinh quan của người Công giáo dựa theo các mối quan hệ trong thế giới loài vật.

Sách được bán đấu giá vào ngày 29/11/1990 tại London với 2.700.000 bảng Anh.

Bút tích bản thảo bản giao hưởng số 9 của Mozart: 2.292.993 bảng Anh


Nhà soạn nhạc thiên tài Wolfgang Amadeus Mozart là người đã viết nên bản thảo âm nhạc vô giá này, nó được công nhận như là một trong những quyển sách đắt tiền nhất thế giới. Đây cũng là quyển sách về âm nhạc đắt tiền nhất thế giới từ trước tới nay.

Sách được bán vào ngày 22/5/1987 tại London với 2.292.993 bảng Anh.

Theo T.Phong - Người đưa tin (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news