Tin mới

Cựu binh Mỹ làm chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam - Nên hay không?

Thứ năm, 02/06/2016, 09:12 (GMT+7)

Việc ông Bob Kerrey, một cựu thượng nghị sĩ Mỹ chịu trách nhiệm cho một cuộc thảm sát thời kỳ chiến tranh Việt Nam, được bổ nhiệm làm chủ tịch Đại học Fulbright - biểu tượng cho sự hòa giải quan hệ Việt - Mỹ, đã trở thành chủ đề gây tranh cãi.

Việc ông Bob Kerrey, một cựu thượng nghị sĩ Mỹ chịu trách nhiệm cho một cuộc thảm sát thời kỳ chiến tranh Việt Nam, được bổ nhiệm làm chủ tịch Đại học Fulbright - biểu tượng cho sự hòa giải quan hệ Việt - Mỹ, đã trở thành chủ đề gây tranh cãi.

Hôm 25/5, dưới sự chứng kiến của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Đại học Fulbright (FUV). Đây là cơ sở giáo dục 100% vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động không vì lợi nhuận. Cựu thượng nghị sĩ Mỹ Bob Kerrey giữ cương vị chủ tịch hội đồng quản trị trường.

Bob Kerrey, một cựu thượng nghị sĩ đảng Dân chủ và là cựu thống đốc tiểu bang Nebraska, từng bày tỏ sự hối hận về cuộc đột kích và thảm sát tại Khâu Băng, ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre ngày 25/2/1969. Những lính đặc nhiệm hải quân SEAL trong đội của ông Kerrey đã sát hại 13 phụ nữ và trẻ em vô tội. Cuộc tấn công này đã được công khai vào năm 2001 sau một cuộc điều tra do CBS NewsNew York Times tiến hành.

Tuy nhiên, theo Financial Times, việc ông Bob Kerrey được bổ nhiệm vị trí chủ tịch hội đồng quản trị FUV đã làm sống lại cảm giác đau đớn về cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của hơn 1 triệu người Việt Nam, mà phần nhiều trong số đó là dân thường.

Cựu thượng nghị sĩ Mỹ Bob Kerrey được bổ nhiệm vị trí chủ tịch hội đồng Đại học Fulbright Việt Nam. Ảnh: AP

"Tôi biết ông Kerrey muốn chữa lành nỗi đau chiến tranh, đối với cả người dân Mỹ và người dân Việt Nam. Tuy nhiên, tôi tự hỏi, liệu đã bao giờ ông Kerrey băn khoăn rằng việc ông ấy đảm nhận vị trí đó sẽ khơi lại vết thương cũ trong tâm trí người Việt Nam hay không?", Financial Times dẫn lời luật sư Việt Nam Thai Bao Anh cho biết.

Luật sư Thai, người từng giành học bổng Fulbright vào năm 2003 bày tỏ quan điểm rằng, ông hoàn toàn ủng hộ sứ mệnh nâng cao chất lượng giáo dục ở Việt Nam của FUV nhưng không thể bỏ qua cho cựu thượng nghị sĩ Kerrey.

"Tôi không có quyền làm thế bởi đây là quyền của những nạn nhân đã thiệt mạng và những người thân còn sống của gia đình họ", ông nói.

Ngoài luật sư Thái, cũng có khá nhiều ý kiến trái ngược nhau về việc bổ nhiệm ông Kerrey.

Tài khoản Facebook Dinh Thi Thu Ha chia sẻ: "Việc bổ nhiệm một người đã phạm tội ác chống lại đồng bào của chúng ta vào vị trí dẫn dắt một trường đại học Mỹ uy tín tại Việt Nam giống như thêm một lần cứa dao vào vết sẹo của người Việt Nam".

Trong khi đó, tài khoản Facebook Lieu Ngo lại cho rằng "thế hệ những người đối mặt với Bob Kerrey trên chiến trường" không muốn sống trong thù hận.

"Chúng ta hãy ủng hộ Bob Kerrey hỗ trợ dự án đại học Fulbright của ông ấy ở Việt Nam thành công".

Bà Bùi Thị Nhi, 73 tuổi, đứng bên mộ cha mẹ và 3 người cháu gái đã bị đặc nhiệm SEAL sát hại trong cuộc thảm sát năm 1969 ở làng Thanh Phong. Ảnh: Financial Times

Ông Viet Thanh Nguyen, tác giả cuốn tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer "The Sympathizer" cho hay, ông cảm thấy bất ngờ trước việc một nhân vật "có vấn đề" như ông Kerrey lại được bổ nhiệm vị trí lãnh đạo trường.

"Thật khó để bỏ qua quá khứ của ông ấy cũng như sự việc không thể chối cãi đã diễn ra. Người ta có thể dễ dàng tìm một người khác thích hợp hơn để dẫn dắt tổ chức", ông Viet nêu quan điểm.

Bob Kerrey cùng với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và thượng nghị sĩ John McCain là những người đã nỗ lực tham gia vào quá trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ hồi những năm 1990. Trong vài năm qua, ông Kerrey cùng các đồng sự của mình đã nỗ lực thuyết phục Quốc hội Mỹ dành tiền tài trợ để xây dựng FUV.

Cựu thượng nghị sĩ chia sẻ rằng ông "sẵn lòng rút lui" nếu sự tham gia của ông ảnh hưởng tới cơ hội thành công của FUV.

Trong một bài phỏng vấn trên báo Vietnamnet, ông Kerrey chia sẻ rằng, chức danh chủ tịch hội đồng tín thác FUV ở Việt Nam thì nghe có vẻ to tát, nhưng ở Mỹ, bản chất thực sự của công việc này là người đóng vai trò chính trong việc gây quỹ cho trường.

"Tôi đã suy nghĩ nhiều và quyết định nhận lời dù đó là lựa chọn khó khăn đối với cá nhân tôi. Những ký ức đau buồn vẫn theo đuổi tôi cho đến ngày hôm nay. Nhưng chúng ta phải đối mặt với quá khứ một cách chân thực ngay cả khi nó gây đau đớn đến đâu. Song, chúng ta không thể sống mãi trong quá khứ. Tương lai là tất cả những gì chúng ta có".

"Một lời xin lỗi sẽ không bao giờ là đủ. Giống như một bát súp thiếu gia vị. Và vì vậy, tôi luôn cố gắng để giúp đỡ Việt Nam bất cứ khi nào có thể. Bằng cách tham gia đóng góp vào việc chấm dứt luật cấm vận với Việt Nam, bình thường hoá quan hệ, ủng hộ việc mở rộng quan hệ thương mại song phương và đặc biệt là ủng hộ việc nâng cao hệ thống giáo dục của Việt Nam thông qua Chương trình Fulbright".

Ông Ben Wlkinson từ Quỹ Tín thác Cải cách Đại học Việt Nam (TUIV) khẳng định rằng, với kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục đại học cũng như những đóng góp đối với công cuộc hòa giải Việt - Mỹ, ông Kerrey "hoàn toàn đủ điều kiện" để lãnh đạo Đại học Fulbright.

Lê Huyền (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news