Tin mới

Đã đến lúc thẳng tay "cắt lưỡi bò" của Trung Quốc

Thứ sáu, 22/07/2016, 17:31 (GMT+7)

Bài viết của chuyên gia Gary Sands, giám đốc hãng tư vấn Highway West Capital Advisors đăng trên tờ National Interest của Mỹ cho rằng: "Nếu Trung Quốc đã phớt lờ phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế PCA thì chúng ta có thể bác bỏ những yêu sách của họ".

Bài viết của chuyên gia Gary Sands, giám đốc hãng tư vấn Highway West Capital Advisors đăng trên tờ National Interest của Mỹ cho rằng: "Nếu Trung Quốc đã phớt lờ phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế PCA thì chúng ta có thể bác bỏ những yêu sách của họ".

Dưới đây là nguyên văn bài phân tích của ông Gary Sands:

"Cái gọi là đường 9 đoạn", trước đó là "đường 11 đoạn", rồi "đường 10 đoạn", "đường chữ U", "đường lưỡi bò" và dù gọi thế nào cũng đều chỉ những yêu sách của Trung Quốc vốn chiếm tới 80-90% Biển Đông sau phán quyết của PCA hồi tuần trước tại The Hague. Tòa phán rằng yêu sách mở rộng của Trung Quốc theo đường 9 đoạn không có cơ sở pháp lý và bất cứ yêu sách nào cũng phải dựa trên các quyền hàng hải căn cứ từ đặc điểm của đất liền. Với phán quyết dứt khoát từ The Hague, cuối cùng thì chúng ta cũng có thể tống tiễn những điều khoản mập mờ?

Vụ kiện được Manila đệ trình lên tòa vào tháng 1/2013, sau khi quân đội Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough vào năm 2012. Trung Quốc đã phá bỏ thỏa thuận mà Washington làm trung gian đó là cả 2 bên rút quân khỏi đây. Mặc dù nghĩa vụ trong hiệp ước là phải bảo vệ Philippines nhưng Mỹ không tới để giải cứu Manila. Đây có lẽ là hành động nhằm trả thù việc quân đội Mỹ bị "đuổi" khỏi các căn cứ Clark và Subic.

Phán quyết của The Hague được mong đợi rộng rãi là sẽ đứng về phía Manila mặc dù Bắc Kinh đã có nhiều nỗ lực vận động hành lang vào phút cuối nhằm lôi kéo một số nước. Những phát hiện của tòa án đã gây bất ngờ rất nhiều. Phán quyết được đưa ra là các cấu tạo biển bị Trung Quốc chiếm đóng là các đá, những nơi có độ cao triều thấp hoặc các bãi ngầm và do đó, không được trao quyền đối với các vùng biển xung quanh. Tòa cũng tuyên bố "không có có sở pháp lý để Trung Quốc tuyên bố quyền lịch sử đối với các nguồn tài nguyên" khi mà Trung Quốc chưa bao giờ thực hiện thẩm quyền độc quyền đối với vùng biển này. Tòa cũng cáo buộc Bắc Kinh can thiệp vào việc đánh bắt cá và khai thác dầu, "gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường rạn san hô" và không ngăn được ngư dân của mình khai thác các loài rùa biển có nguy cơ tuyệt chủng cũng như các loài sinh vật khác "trên quy mô đáng kể". Cuối cùng, tòa tuyên bố “đường 9 đoạn” của Trung Quốc không hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển - thứ mà Bắc Kinh đã phê chuẩn năm 1996.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ban hành một tuyên bố sau phán quyết này, tranh cãi lại rằng: "Phán quyết là không hợp lệ và không có hiệu lực ràng buộc", "Trung Quốc không chấp nhận hay công nhận nó". Trong khi Bắc Kinh và một số ít các nước có thể công khai tuyên bố rằng phán quyết của tòa trọng tài là không hợp lệ vậy thì phán quyết này có chấm dứt được đường 9 đoạn không?

Đường 9 đoạn phi lý của Trung Quốc chiếm gần hết Biển Đông. Ảnh: Internet

Lịch sử của đường 9 đoạn khá thú vị. Mặc dù Bắc Kinh đang sử dụng lịch sử lâu dài của mình để biện minh cho các tuyên bố chủ quyền của mình tại Biển Đông (theo lời cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo: "lãnh thổ lịch sử của Trung Quốc từ thời cổ đại"), đường 9 đoạn của Bắc Kinh là một phát minh gần đây. Đường 9 đoạn được các học giả thông báo rộng rãi để từ trước khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) ra đời. Nó được chính quyền Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch công bố lần đầu năm 1947 với tên "đường 11 đoạn". Vào năm 1953, Thủ tướng Chu Ân Lai của Trung Quốc đã yêu cầu xóa 2 gạch tại vịnh Bắc Bộ gần Việt Nam. Theo các học giả, bản đồ này dựa trên tấm bản đồ được xuất bản năm 1935 của Ủy ban Kiểm tra Bản đồ Đất và Nước của Trung Hoa dân quốc. Sau khi Mao Trạch Đông lên nắm quyền vào năm 1949, PRC đã thông qua cùng tấm bản đồ mà Tưởng Giới Thạch xuất bản trước đó. Tấm bản đồ này có tên gọi "Bản đồ các đảo Biển Đông" gộp cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Đông Sa, bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough. Để giành được ủng hộ cho yêu sách của mình, Trung Quốc đã đệ trình tấm bản đồ này lên Liên hợp quốc vào ngày 7/5/2009, báo động cho các nước ven Biển Đông.

Trong khi Bắc Kinh từ lâu đã quyết không theo phán quyết này, giả sử tòa hoặc một cơ quan luật pháp nào khác phán quyết có lợi cho Trung Quốc, Bắc Kinh giờ đã ủng hộ quá trình tố tụng này. Và kể từ khi hội đồng trọng tài không thể thực thi phán quyết của mình (do không có cơ chế thực thi), Bắc Kinh có đủ khả năng để bỏ qua phán quyết.

Trong khi Bắc Kinh phớt lờ phát quyết này, họ không thể bỏ qua cái giá của danh tiếng. Họ đang cố xây dựng hình tượng một cường quốc đang lên hòa bình và một nước tham gia vào các nhóm quốc tế, tuân thủ luật lệ quốc tế. Phán quyết bất lợi cho Bắc Kinh một lần nữa khiến cộng đồng quốc tế nhìn nhận Trung Quốc là một quốc gia ngoài vòng pháp luật; đào bới, kén chọn những quy tắc quốc tế mà họ muốn để tôn vinh.

Trong khi Bắc Kinh, Đài Loan và một số nước khác có thể bỏ qua phán quyết này, có lẽ giời đây đã đến lúc cộng đồng quốc tế bác lại đường 9 đoạn và ngưng dùng nó một cách nghiêm túc. Hãy tưởng tượng sự phản ứng và phản đối của quốc tế nếu Rome, dựa trên những yêu sách lịch sử của mình mà đưa ra một bản đồ mới tuyên bố đường 9 đoạn đòi 90% Địa Trung Hải hay New Delhi đòi yêu sách với 90% Ấn Độ Dương.

Bảo Linh (National Interest) 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news