Tin mới

Khóc tu tu giữa phố vì bị dân phòng "cướp hàng": Tịch thu trái luật!

Thứ ba, 12/07/2016, 08:35 (GMT+7)

Luật sư cho biết, theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện phải được lập thành biên bản. Nếu không lập biên bản là trái luật.

Luật sư cho biết, theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện phải được lập thành biên bản. Nếu không lập biên bản là trái luật.

[mecloud]zYb3HKQCBQ[/mecloud]

Gần đây, Cộng đồng mạng đồng loạt chia sẻ đoạn video được cho là dân phòng tịch thu tài sản của người bán hàng rong.

Hình ảnh đoạn video cho thấy, người phụ nữ bán hàng rong liên tục khóc lóc khi bị dân phòng kiểm tra, nhắc nhở. Người này sau đó bị dân phòng tịch thu tài sản.

Đoạn video đã được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên hàng loạt diễn đàn mạng với hàng triệu lượt xem cũng như bình luận trái chiều. 

Nhiều người tỏ ra thông cảm với người phụ nữ bán hàng rong, họ cho rằng chỉ nên nhắc nhở để lần sau không tái phạm.

Bạn đọc có tên Thùyy Thùyy bình luận: "Khổ thân bác. Giờ làm ra được đồng tiền có sung sướng gì đâu. Mồ hôi nước mắt của người ta chắc cả ngày được dăm ba trăm mà thu hết của người ta thế này thì lấy gì mà ăn".

Người phụ nữ bán hàng rong bị tịch thu tài sản - Ảnh cắt từ clip

Bạn đọc có nick name Minh Hung Nguyen nêu ý kiến: "làm thì đúng, nhưng trước khi làm thế này hãy dẹp những chỗ to lớn, gây mất trật tự an toàn đô thi trước thì hơn. Văn hoá Việt Nam và đất nước còn những người nghèo khổ, kiếm kế mưu sinh, dân tình chấp nhận được điều đó. Còn những chỗ lấn chiếm vỉa hè lòng lề đường, làm bãi đỗ xe, kinh doanh ... sao các chú không bắt dẹp những chỗ 2 5 rõ 10 như vậy đi đã !!! làm ăn hành dân chứ vì dân cái nỗi gì !!!".

Một số ý kiến cho rằng hành động tịch thu của dân phòng trong clip giống như cướp tài sản của người bán hàng rong, gây phản cảm cho dư luận.

"Người bán hàng vi phạm phải xử lý là đúng nhưng phải hành xử sao cho đúng chứ không thể như cướp hàng của họ được", nick name thuanninh03...viết.

Bên cạnh những ý kiến bênh vực người bán hàng rong, cũng có những ý kiến cho rằng, cách làm của dân phòng là đúng luật.

Bạn Tú Koi bình luận: "Tịch thu về phường để giải quyết. Bác kia cứ lên phường trình bày rồi làm biên bản cam kết, đóng phạt nếu có. Lấy lại được hàng. Người ta làm theo luật có gì đâu mà các bác chửi không thương tiếc".

Cùng chung quan điểm, bạn Ken Ji viết: "Thật sự khó xử cho họ nữa. Luật là luật mà, không phải họ không hiểu điều đó. Nhưng tình huống vậy họ gặp mỗi ngày, riết rồi họ vẫn phải làm. Vì đó là công việc của họ".

Bạn đọc Vũ Đức Minh viết: “Có thể là do nhắc nhở nhiều lần vẫn vi phạm nên thu về để dọa nhưng đến xin thì vẫn trả lại, clip này chỉ là vài phút trong câu chuyện mà chúng ta chưa rõ đầu và cuối như thế nào?”.

Để rộng đường dư luận PV đã có cuộc trao đổi với Luật sư Giang Hồng Thanh, văn phòng Luật sư Giang Thanh.

Luật sư Giang Hồng Thanh cho biết, theo như clip được đăng tải thì có vẻ như người phụ nữ đã có hành vi bán hàng rong trên lòng đường đô thị. Nếu đúng như vậy thì hành vi này vi phạm điều cấm của Luật Giao thông đường bộ, cụ thể là tại khoản 3 Điều 8 luật này, nghiêm cấm sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.

Người nào vi phạm sẽ bị xử phạt theo khoản 1 Điều 12 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 với hình thức sau: “Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng”.

Luật sư Thanh phân tích, đối với việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, việc tạm giữ được thực hiện theo Luật xử lý vi phạm hành chính như sau:

“Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;

b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.

9. Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.”

“Như vậy theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện phải được lập thành biên bản. Nếu không lập biên bản là trái luật” – Luật sư Thanh nhấn mạnh.

Cũng theo luật sư Giang Hồng Thanh, chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ không có quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm. Thẩm quyền này thuộc về Trưởng công an cấp xã trở lên hoặc Chủ tịch UBND cấp xã trở lên.

Tiểu Phương

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news