Tin mới

Đào được cây gỗ trắc "bỏ quên" trong lòng đất, đại gia trả 350 triệu chưa bán

Thứ bảy, 21/10/2017, 14:40 (GMT+7)

Biết tin có cây gỗ trắc khủng, một số thương lái và đại gia đã tìm đến hỏi mua. Có người đã trả giá 350 triệu đồng nhưng ông Pyp ở làng Dun De, xã Ia Bă, huyện Ia Grai, Gia Lai chưa đồng ý bán bởi cây trắc này có thể có giá cao hơn nhiều.

Biết tin có cây gỗ trắc khủng, một số thương lái và đại gia đã tìm đến hỏi mua. Có người đã trả giá 350 triệu đồng nhưng ông Pyp ở làng Dun De, xã Ia Bă, huyện Ia Grai, Gia Lai chưa đồng ý bán bởi cây trắc này có thể có giá cao hơn nhiều.

Theo tin tức từ VOV, cây gỗ trắc đỏ dài 8m, đường kính khoảng 40cm được phát hiện vào đầu tháng 10 bởi một số thợ “xăm cây”. Họ dùng thanh sắt dài khoảng 4m, có mũi khoan ở đầu để dò tìm gỗ trắc theo kinh nghiệm lâu năm.

Sau khi phát hiện có gỗ trắc, thợ “xăm cây” đã thỏa thuận và phối hợp với chủ rẫy là ông Rơ Châm Pyp tiến hành đào cây gỗ lên khỏi lớp đất sâu hơn 1m. Do cây gỗ quá dài, khó vận chuyển, ông Pyp đã cưa làm đôi và chở về nhà.

Biết tin có cây gỗ trắc khủng, một số thương lái và đại gia đã tìm đến hỏi mua. Có người đã trả giá 350 triệu đồng nhưng ông Pyp chưa đồng ý bán bởi cây trắc này có thể có giá cao hơn nhiều. Cũng vì chưa bán nên cả gia đình ông Pyp mất ăn mất ngủ cả tuần nay để canh chừng, bảo vệ cây gỗ quý.

Cây gỗ trắc trị giá hàng trăm triệu đồng được tìm thấy trong vườn gia đình ông Rơ Châm Pyp. Ảnh: VOV

Ngày 21/10, xác nhận trên tờ Dân Trí, công an huyện Ia Grai cũng xác nhận có một gia đình tại xã Ia Bă đã đào được cây trắc "khủng" trị giá hàng trăm triệu đồng. Xác định đây là cây trắc đã bị chôn vùi lâu năm trong đất vườn nhà ông Pyp, chính quyền huyện Ia Grai đã giao gia đình ông Pyp tự xử lý. Đồng thời, Công an huyện Ia Grai cũng triển khai các biện pháp nhằm bảo vệ an ninh trên địa bàn xã.

Trắc đỏ là loại gỗ quý hiếm, thuộc gỗ nhóm 1. Trên thị trường gỗ trắc đỏ thường có giá bán tính theo kg, từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng/1kg. Ở Tây Nguyên, gỗ trắc là một trong 3 loại gỗ có giá trị cao nhất, cùng với gỗ Huỳnh đàn (hay còn gọi là gỗ Sưa) và gỗ Thủy tùng.

Giang Trần (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news