Tin mới

Đào tẩu Triều Tiên: Dấu hiệu bất ổn

Thứ bảy, 16/04/2016, 08:17 (GMT+7)

Thông tin một đại tá tình báo Triều Tiên đào tẩu vào năm 2015 được xem như hồi chuông báo động về sự bất ổn của Bình Nhưỡng.

Thông tin một đại tá tình báo Triều Tiên đào tẩu vào năm 2015 được xem như hồi chuông báo động về sự bất ổn của Bình Nhưỡng.

Một báo cáo hôm 12/4 cho biết Triều Tiên, nhiều khả năng đang chuẩn bị phóng tên lửa đạn đạo với tầm bắn có thể vươn tới một số bang của Mỹ. Đây được coi như lời nhắc nhở mới nhất cho những căng thẳng đang tiếp tục gia tăng ở bán đảo Triều Tiên. Tin tức xuất hiện trong bối cảnh Bình Nhưỡng tiến hành một loạt các vụ phóng tên lửa như là một hành động đe dọa trong vài tuần trở lại đây, thậm chí xuất hiện tin đồn Triều Tiên đang chuẩn bị cho một vụ thử hạt nhân.

Mối nguy này đáng sợ tới mức nào nếu những đe dọa trên là sự thật? Trong nhiều khía cạnh, điều này thực sự không quá bất ngờ. Dường như Triều Tiên đang rất quyết tâm phát triển khả năng tên lửa của mình. Tất nhiên, khó khăn là điều không tránh khỏi khi có một khoảng cách không hề nhỏ giữa lời nói và thực tiễn.

Tuy nhiên, một loạt các cuộc đào ngũ – trong đó được nghi ngờ có cả những sĩ quan cao cấp nhất – có thể cung cấp một vài thông tin hữu ích về những gì đang xảy ra.

Trong vài ngày qua, chính phủ Hàn Quốc cho biết đã có những hành động rất bất thường khi có sự xuất hiện của một vài cán bộ cấp cao Triều Tiên ở Hàn Quốc. Những người đào ngũ bao gồm 13 công nhân làm việc cho một nhà hàng Triều Tiên ở Trung Quốc.

Chính phủ Triều Tiên cho phép hơn 130 nhà hàng hoạt động tại hàng chục quốc gia để kiếm nguồn ngoại tệ gửi về Bình Nhưỡng. Ngoài ra, các quan chức chính phủ cũng xác nhận có hai nhà ngoại giao Triều Tiên đào ngũ. Theo đó, một người làm việc trong đại sứ quán ở một nước châu Phi đã cùng gia đình đào thoát hồi tháng 5/2015; người còn lại đã báo cáo đã đào thoát từ một quốc gia châu Á hồi tháng Hai.

Nếu tin một đại tá quân đội Triều Tiên đào tẩu là thật thì đây là dấu hiệu cho thấy sự bất ổn tại Triều Tiên. Ảnh: CNN

Đặc biệt, một quan chức quân đội cấp cao mang hàm đại tá đã đào ngũ vào năm 2015. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc xác nhận một vài thông tin rằng người đàn ông này đến từ Tổng cục Trinh sát (RGB) – tổ chức được thành lập vào năm 2009 với sự sáp nhập của một vài đảng và các nhóm quân đội. RGB có nhiệm vụ báo cáo trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, đồng thời chịu trách nhiệm thu thập thông tin tình báo và gián điệp, mới đây đã được bổ sung từ Cục 121. Cục 121 được biết đến là đơn vị đã chịu trách nhiệm cho vụ tấn công mạng vào nhiều phương tiện truyền thông, các tổ chức ngân hàng và chính phủ Hàn Quốc, và được cho là đứng đằng sau vụ tấn công vào hãng Sony Pictures năm 2014.

Vấn đề an ninh

Theo những báo cáo từ các phương tiện truyền thông, vị quan chức này nhiều khả năng đã từng giữ nhiệm vụ phụ trách các hoạt động gián điệp tại Hàn Quốc, được biết đến là nhà lãnh đạo cao cấp nhất từng đào ngũ sang Hàn Quốc. Với tất cả điều đó, nó chứng minh ông ấy thực sự là người có giá trị.

Rất khó khăn để có thể có được những thông tin tin cậy về chính phủ Triều Tiên bởi sự “bí hiểm” của nhà nước này. Việc có trong tay một quan chức cao của chế độ Triều Tiên sẽ là một vũ khí quan trọng trong các vấn đề quân sự và tình báo. Trong ngắn hạn, sự kiện một thành viên cấp cao đào ngũ khỏi chế độ đã vi phạm an ninh nghiêm trọng, đồng thời khiến Bình Nhưỡng thật sự bối rối.

Nhưng những thông báo về vụ đào thoát của vị đại tá Triều Tiên là một phần của một câu chuyện lớn hơn. Hành động công khai thừa nhận đào tẩu là không bình thường. Và thường với những trường hợp này, chính phủ thường giữ yên lặng để đảm bảo các thành viên gia đình của người đào ngũ không gặp nguy hiểm ở Triều Tiên.

Chính phủ Hàn Quốc đã ghi nhận những một vài trường hợp đào ngũ là dấu hiệu cho thấy các biện pháp trừng phạt kinh tế được áp dụng sau các vụ thử vũ khí ở Triều Tiên. Một số nguồn tin lập luận rằng đào thoát là kết quả của sự bất mãn cực độ - điều có thể dẫn đến sự bất ổn tại Triều Tiên.

Sự bất ổn trong tầm hiểu biết

Nhiều người chỉ trích rằng công khai việc này sẽ tác động tiêu cực đến cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới bằng cách nêu bật các vấn đề an ninh. Họ lập luận rằng bằng cách làm nổi bật những thành công gần đây, chính phủ hy vọng sẽ tiếp thêm năng lượng hỗ trợ cho Đảng cầm quyền Hankyoreh.

Theo báo cáo từ tờ Hankyoeh, Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã không muốn tiết lộ thông tin về người đào thoát, nhưng đã buộc phải làm vậy do yêu cầu từ chính quyền của bà Park Geun-hye.

Tuy vậy, bất cứ sự thật nào đằng sau cuộc tranh luận vê việc công khai thông tin thì hành động chạy trốn của một quan chức quân sự tình báo cấp cao, vẫn quan trọng hơn cả. Viên đại tá không chỉ cung cấp những thông tin có giá trị về hoạt động quân sự và chiến thuật mà còn có thể khắc họa một hình dung về tư duy chiến lược của các nhà lãnh đạo Triều Tiên. Có thể, chính những cuộc đào tẩu như này là dấu hiệu cảnh báo một chế độ bất ổn.

Chế độ Triều Tiên chắc chắn vẫn sẽ là một thách thức an ninh và tình báo với Mỹ và các đồng minh trong khu vực như Hàn Quốc, và các thông tin được cung cấp bởi những người đào ngũ đều phải kiểm tra cần thận. Tuy vậy, với những thông tin tiềm năng mới được thu thập trong tuần qua buộc chúng ta phải nâng cao hiểu biết về một trong số các quốc gia cô lập nhất trên thế giới.

Như Ngọc (CNN)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news