Tin mới

Đáp án đề thi môn Đại lý THPT quốc gia 2016 (đang cập nhật)

Thứ bảy, 02/07/2016, 12:12 (GMT+7)

Đáp án đề thi THPT môn Địa lý Quốc gia năm 2016 - kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng - PV được Tinmoi.vn cập nhật nhanh nhất.

Đáp án đề thi môn Địa lý THPT Quốc gia năm 2016 - kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng - PV được Tinmoi.vn cập nhật nhanh nhất.

Từ những năm 2014 tới nay đã được 3 năm giảm số môn thi để xét tốt nghiệp còn bốn môn và cho phép thí sinh tự chọn môn thi ngoài những môn bắt buộc (từ năm 2014), Những năm trước thí sinh lựa chọn môn Địa lý tỉ lệ thấp, riêng năm nay là năm đầu tiên môn địa lý vượt qua tất cả các môn thi khác về tỉ lệ học sinh chọn môn thi. Theo thống kê của Bộ tỉ lệ này còn cao hơn nếu chỉ tính riêng ở các cụm tốt nghiệp, có cụm lên đến 70% so với tỉ lệ chung 49,2%.

Môn Đại lý là môn được cho là dễ kiếm điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2016, điều này cho thấy việc được mang Atlas địa lý vào phòng thi khiến thí sinh tự tin hơn, bảo đảm cho xét tốt nghiệp được an toàn hơn. 

Cô Trần Thị Thu Hà – Giáo viên Địa lý trường THPT chuyên Nguyễn Huệ chia sẻ trên Infonet:

Những chú ý thí sinh cần đề ý tới một số kỹ năng và kiến thức trong kì thi THPT quốc gia môn Địa lý 2016 như sau:

Về kỹ năng: Các em cần nắm được cách vẽ biểu đồ, cách đọc át lát địa lý Việt Nam, kỹ năng nhận xét biểu đồ và vận dụng kiến thức lý thuyết để giải thích biểu đồ. Đây là những kỹ năng cơ bản lại dễ “kiếm điểm” mà thí sinh có thể phải dùng đến trong kỳ thi THPT quốc gia đối với môn Địa lý.

Về lý thuyết: Với phần địa lý tự nhiên thí sinh cần đặc biệt quan tâm đến đặc điểm các thành phần tự nhiên, các miền tự nhiên, sự phân hóa thiên nhiên...

Với phần địa lý xã hội các em cần chú ý tới các vấn đề như: Dân cư, lao động và đô thị hóa. Ngoài ra, các em cũng nên xem kỹ phần địa lý ngành kinh tế và địa lý vùng kinh tế. Đó là những kiến thức cơ bản, “sát sườn” các em có thể bắt gặp trong bài thi.

Với câu hỏi kĩ năng đọc át lát: Thí sinh cần xác định chính xác trang át lát, các kí hiệu cần tìm, các yêu cầu đối với các đối tường cần đọc.

Câu hỏi kĩ năng vẽ biểu đồ cần tuân thủ đúng các yêu cầu với loại biểu đồ cần vẽ trong bài (xử lí số liệu, xác định tỉ lệ trên biểu đồ, cách vẽ sao cho nhanh và đẹp, các chi tiết cần hoàn thiện để tránh mất điểm lẻ tẻ...)

Câu hỏi lý thuyết như: Trình bày... hay nêu... thí sinh cần nêu đầy đủ và chính xác các kiến thức theo yêu cầu.

Câu hỏi: Chứng minh....hay : Phân tích.... thì ngoài sự chính xác về mặt kiến thức còn phải biết vận dụng kiến thức để chứng minh hay phân tích vấn đề một cách hợp lí và có logic chặt chẽ theo đặc trưng bộ môn Địa lý, theo yêu cầu của câu hỏi, theo nội dung cụ thể trong chương trình mà các em đã được học.

Ví dụ với câu hỏi chứng minh cần phải đưa ra các bằng chứng thật nổi bật để chứng minh một vấn đề Địa lý nào đó theo yêu cầu câu hỏi, tránh đưa ra các ví dụ không phù hợp, các ví dụ có mối liên hệ không chặt chẽ với vấn đề đang cần chứng minh... Tránh viết chung chung không có bằng chứng xác thực.

Các em nên chia thời gian theo lượng điểm của mỗi câu hỏi và theo dạng câu hỏi là kĩ năng hay câu hỏi lý thuyết (câu hỏi kĩ năng đọc át lát và nhận xét biểu đồ muốn đảm bảo tiến độ về thời gian cần được rèn luyện nhuần nhuyễn khi ôn tập. Câu hỏi lý thuyết ngoài sự nhuần nhuyễn khi ôn tập còn cần kĩ năng viết và tư duy liên hệ lô gic thật tốt).

Lê Vy (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news