Tin mới

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ Văn tại TP HCM

Thứ năm, 11/06/2015, 09:30 (GMT+7)

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tại TP.HCM  năm 2015, tham khảo gợi ý đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tại TP.HCM  năm 2015 cập nhật nhanh nhất tại Tinmoi.

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tại TP.HCM  năm 2015, tham khảo gợi ý đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tại TP.HCM  năm 2015 cập nhật nhanh nhất tại Tinmoi.

>>> Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Tiếng Anh tại Hà Nội năm 2015

>>> Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Toán tai Tp HCM năm 2015

>>> Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tại Hà Nội năm 2015

Tham khảo đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tại TP HCM đang cập nhật theo nguồn Hocmai.vn

Câu 1

1. Phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn: Lặp từ ngữ (tôi; hát quốc ca).

2. Cảm xúc của tác giả khi hát quốc ca Việt Nam: Xúc động, thiêng liêng, phấn chấn, vui sướng và tự hào. Cảm xúc đó được thể hiện qua các cụm từ như: tôi rất xúc độngmột cảm giác thật khó tảmột điều gì đó thiêng liêng…dâng lên trong lòng tôitinh thần mạnh mẽkhí thế hừng hựccảm xúc thật mãnh liệt

3. Ý nghĩa của sự việc cả gia đình tác giả cùng hát theo khi quốc ca Việt Nam vang lên:

- Tình yêu nước, niềm tự hào về dân tộc thường trưc trong trái tim mỗi con người Việt Nam, không phân biệt tuổi tác, giới tính, địa vị.
- Tình yêu nước bắt đầu từ tình cảm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và lan rộng ra cộng đồng, xã hội.
- Gia đình có vai trò rất lớn trong việc giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ.

4. Thực trạng hát quốc ca của các bạn học sinh trong các nhà trường hiện nay:

- Một số trường học thực hiện rất tốt; nhiều bạn học sinh thuộc và hát quốc ca một cách say mê và đầy lòng tự hào.
- Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bạn học sinh không thuộc quốc ca, không cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của việc hát quốc ca nên thường hát một cách gượng ép, chiếu lệ. Nhiều nhà trường và thầy cô giáo không nhắc nhở, giáo dục học sinh về ý nghĩa và sự cần thiết phải thuộc và hát quốc ca khi cần thiết.
- Thực trạng đó rất đáng buồn và đáng báo động. Bởi hát quốc ca một cách say mê và tự giác cũng là biểu hiện của tình yêu nước, thể hiện niềm tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của cha ông.


Câu 2

1. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề: Thái độ sống của giới trẻ nói chung
- Nêu vấn đề: Thái độ vô cảm của một số bạn trẻ trong chính gia đình mình khi sống chỉ biết quan tâm đến các thần tượng trên phim ảnh, đắm chìm với sở thích riêng mà thờ ơ với những vất vả lo toan, yêu thương trìu mến của cha mẹ, người thân.

2. Thân bài

• Giới thiệu vấn đề: 
- “Vô cảm” là hiện tượng, thờ ơ, dửng dưng, không quan tâm đến mọi việc đang diễn ra xung quanh, chỉ biết nghĩ đến bản thân với những lợi ích riêng, thỏa mãn lòng ham muốn ích kỉ.
- Bệnh “vô cảm” biểu hiện rất phức tạp nhưng đáng báo động nhất là sự vô cảm của một bộ phận bạn trẻ trong chính gia đình mình, với những người thân yêu của mình

• Thực trạng
- Nhiều bạn trẻ sống thờ ơ, dững dưng với những vất vả, lo toan của bố mẹ cũng như những người thân yêu; thờ ơ, dững dững dưng trước sự quan tâm, thương của họ.
Dẫn chứng: nhiều bạn trẻ vẫn ăn chơi, đua đòi trong khi bố mẹ làm việc rất vất vả; nhiều bạn trẻ coi việc bố mẹ chăm sóc, yêu thương mình là việc hiển nhiên, không cần đền ơn, đáp nghĩa, vì vậy càng nhận được sự quan tâm chăm sóc nhiều, thì càng tỏ ra vô ơn.
- Nhiều bạn trẻ mải mê dán hình thần tượng khắp nơi, thần tượng của họ có thể chỉ là những người trên phim ảnh hoạc ở một đất nước xa xôi, trong khi những vui, buồn, khó khăn, vất vả của bố mẹ thì họ không bao giờ biết đến. Nhiều bạn trẻ đắm chìm trong sở thích riêng, dù sở thích đó có khi đi ngược lại với hoàn cảnh sống và điều kiện gia đình.

• Nguyên nhân:
- Do lối sống ích kỉ, chỉ biết hưởng thụ. 
- Do sự nuông chiều quá mức

• Hậu quả
- Biến con người thành những cổ máy không có lí trí, không tình cảm
- Khiến cho những mối quan tình cảm thiêng liêng ngày mai một dần

• Giải pháp:
- Mỗi người cần sống yêu thương và trách nhiệm hơn. Sống với thế giới thực nhiều hơn thế giới ảo. Trước hết phải yêu thương, quan tâm đối với những người thân trong gia đình. Có như thế mới biết yêu thương đồng loại nói chung.

3. Kết bài

- Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề

Câu 3

1. Mở bài

- Tác giả, tác phẩm
+ Hữu Thỉnh sinh 1942, quê ở Tam Dương,Vĩnh Phúc. Ông là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
+ Bài thơ “Sang thu” viết năm 1977, in trong tập Từ chiến hào đến thành phố. 
+ Hai khổ đầu là cảm nhận tinh tế của tác giả về những chuyển biến của trời đất, ở thời khắc giao mùa từ hạ sang thu, được thể hiện qua hình ảnh và ngôn ngữ giàu sức biểu cảm.

2. Thân bài

• Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên qua hai khổ thơ trong bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh
- Khổ 1: Nhà thơ cảm nhận sự chuyển biến của đất trời ở thời khắc sang thu qua hương vị: “hương ổi”, qua vận động của gió, của sương: “gió se’, “sương chùng chình”. 
+ Hương ổi nồng nàn lan trong gió bắt đầu hơi se lạnh, sương thu chung chình chậm lại…
+ Mùa thu sang ngỡ ngàng, được cảm nhận qua sự phán đoán.
Chú ý phân tích các từ: bỗng, phả, chùng chình, hình như…
- Khổ 2: Không gian mở rộng từ dòng sông đến bầu trời
+ Dòng sông mùa thu chảy chậm hơn, cánh chim bắt đầu vội vả như cảm nhận được cái sư lạnh của tiết trời…
+ Hình ảnh đám mây duyên dáng, mảnh mai như một dải lụa nối hai màu hạ và thu…
Chú ý phân tích từ: dềnh dàng, vội vã, vắt…

• Liên hệ với khổ thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải (Học sinh có thể chọn đối tượng khác nhưng phải phù hợp)
Mọc giữa dòng sông xanh 
Một bông hoa tím biếc 
Ơi con chim chiền chiện 
Hót chi mà vang trời 
Từng giọt long lanh rơi 
Tôi đưa tay hứng về.
- Mùa xuân và thiên nhiên xứ Huế được miêu tả qua vài nét khắc họa: Dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời.
- Qua vài nét khắc họa đó tác giả đã vẽ ra được một không gian mênh mông, cao rộng của dòng sông xanh, hoa tím biếc – màu tím đặc trưng của xứ Huế; cả âm thanh của tiếng chim chiền chiện hót vang trời trên cao, bông hoa mọc lên từ dưới nước, giữa dòng sông xanh.
- Cảm xúc của tác giả là say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp tươi sáng, tràn trề sức sống của mùa xuân được bộc lộ qua lời gọi: “Ơi’, “hót chi” và qua sự chuyển đổi cảm giác.
- Khổ thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và sức sống tha thiết của tác giả.
• Điểm gặp gỡ của hai tác giả
- Bằng những hình ảnh, ngôn từ giàu sức gợi, cả hai tác giả đã tái hiện nên những bức tranh thiên nhiên nên thơ, gợi cảm và đầy sức sống. Bức tranh thiên nhiên đó không chỉ được cảm nhận bằng thị giác, thính giác mà bằng cả tâm hồn. Qua đó cho thấy sự quan sát và cảm nhận tinh tế của nhà thơ về khoảnh khắc giao mùa, ẩn trong đó là tình yêu quê hương tha thiết mà tác giả giành cho quê hương, đât nước.

3. Kết bài
- Khẳng định lại vẻ đẹp, sức sống của thiên nhiên đất nước và sự tinh tế, nhạy cảm của tâm hồn các nhà thơ.

Cập nhật đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn tại TP HCM

Viết chú thích ảnh ở đây.

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tại TP.HCM năm 2015 hiện đang được Tinmoi cập nhật sớm nhất tới độc giả. Dưới đây là gợi ý giải đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tại TP.HCM được giải bởi giáo viên chuyên Văn đang giảng dạy tại các trung tâm nổi tiếng tại TP HCM.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ Văn tại Tp HCM

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2015 - 2016 TPHCM diễn ra trong 2 ngày: 11/6 và 12/6/2015 sớm hơn các năm trước. Sáng 11/6, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10  tiếp tục diễn ra với bài thi môn Ngữ văn với thời gian 120 phút. Đề Văn gồm 3 câu, thang điểm chấm là 10.

Cách thức thi và các môn thi vào lớp 10 

- Đối với tuyển sinh lớp 10 thường: Thí sinh sẽ dự thi 3 môn bao gồm:  toán, ngữ văn và ngoại ngữ.

- Đối với tuyển sinh vào trường chuyên: Những thí sinh đăng ký nguyện vọng vào lớp chuyên của các trường như THPT chuyên Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Thượng Hiền, Gia Định, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Hữu Cầu, Trung Phú… sẽ phải dự thi thêm môn chuyên.

Điểm mới trong xét tuyển vào lớp 10 chuyên năm nay là có cộng điểm khuyến khích đối với học sinh đạt giải học sinh giỏi lớp 9 cấp TP đúng môn đăng ký thi chuyên. Với những học sinh không trúng tuyển lớp chuyên sẽ được xét vào lớp không chuyên với điểm chuẩn quy định là bài thi 3 môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ (hệ số 1) nhưng phải dự thi đủ 4 môn và không môn nào bị điểm liệt. 

Thời gian và lịch thi từng môn với lớp 10:
 

Thời gian và lịch thi từng môn với lớp 10 tại TP HCM 

Học sinh đăng ký 3 nguyện vọng ưu tiên 1, 2, 3 để xét tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập (trừ Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa và Phổ thông năng khiếu ĐH Quốc gia).
 
Thời gian làm bài thí sinh dự thi các môn toán (120 phút), ngữ văn (120 phút), ngoại ngữ (60 phút) vào ngày 11- 12.6. 
 
Thí sinh dự thi 4 môn: toán (120 phút), ngữ văn (120 phút), ngoại ngữ (60 phút) và môn chuyên (từ 120 - 150 phút) vào ngày 11 - 12.6. 
Ngoài ra, bắt đầu từ năm nay, học sinh đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn học lớp 9 cấp TP được cộng khuyến khích từ 1 đến 2 điểm khi tuyển vào lớp chuyên nếu môn đạt giải là môn chuyên mà học sinh đăng ký dự thi.

Lớp 10 tăng cường tiếng Anh có bổ sung thêm điều kiện tuyển đối với học sinh đạt trình độ FCE từ 45/100 điểm trở lên hoặc TOEFL từ 785/900 điểm trở lên hoặc các chứng chỉ tương đương.

Đặc biệt năm nay, dù thời gian thi tuyển lớp 10 của Sở với các trường chuyên trực thuộc các trường ĐH (Phổ thông Năng khiếu, Trung học Thực hành Sài Gòn, Trung học Thực hành) khác nhau nhưng thời hạn nộp hồ sơ trúng tuyển sẽ được quy định cùng một thời điểm.



Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news