Tin mới

Dấu hiệu của căn bệnh xã hội cực kỳ nguy hiểm nhưng bị lãng quên

Thứ tư, 27/06/2018, 14:26 (GMT+7)

Bệnh giang mai thuộc nhóm bệnh xã hội nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.

Bệnh giang mai thuộc nhóm bệnh xã hội nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.

Giang mai là căn bệnh xã hội cực kỳ nguy hiểm lây truyền qua đường tình dục (STI) có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh gây ra bởi vi khuẩn Treponema pallidum và có thể lây qua quan hệ tình dục đường miệng, âm đạo và hậu môn.

Các triệu chứng thường gặp của giang mai

Loét không đau: Đây là dấu hiệu nhiễm giang mai đầu tiên có thể quan sát thấy. Nam giới có thể nhận thấy vết loét ở dương vật và ban đầu, nó sẽ không gây đau. Ở phụ nữ, vết loét có thể xảy ra ở ngay cổ tử cung hoặc trên môi ngoài của âm đạo.

Nếu vết loét này phát triển ở môi trong âm đạo, rất khó phát hiện. Ngoài ra, bạn có thể bị nổi ban trên khắp cơ thể.

Sốt: Trong gian đoạn thứ hai của bệnh, người bệnh có thể có các triệu chứng như sốt, loét họng và thậm chí là sưng hạch. Các triệu chứng có thể bắt đầu bằng mệt mỏi và cảm giác khó chịu kéo dài.

Rụng tóc: Các triệu chứng khác của giang mai giai đoạn 2 là rụng tóc, không chỉ trên đầu mà trong một số trường hợp thậm chí là rụng lông mi và lông mày.

Bệnh Giang mai là căn bệnh xã hội cực kỳ nguy hiểm.

Đau cơ: Ngoài sốt và loét họng, người bệnh có thể bị đau khớp dai dẳng ở những bộ phận khác nhau của cơ thể.

Chán ăn: Giang mai có thể gây sút cân ở giai đoạn 2. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn này, người bệnh sẽ thờ ơ với thực phẩm.

Giang mai thần kinh: Giang mai có thể được điều trị bằng kháng sinh. Nếu không được điều trị, nó có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh trong giai đoạn 3. Khi vi khuẩn nhiễm vào hệ thần kinh, tình trạng này được gọi là giang mai thần kinh. Bệnh có thể ảnh hưởng tới các bộ phận khác của cơ thể và có thể suy giảm thính lực trong một số trường hợp. Các triệu chứng khác gồm suy giảm trí nhớ, khó nói và run.

Rối loạn thị lực do giang mai thần kinh: Trong một số trường hợp rất hiếm, vi khuẩn giang mai có thể ảnh hưởng tới thị lực do gây phù đĩa thị. Mặc dù trong một số trường hợp cực kì nặng, bệnh có thể gây mù, nhưng thông thường nó gây nhìn mờ.

Rối loạn tim mạch: Vi khuẩn giang mai cũng có thể tấn công vào hệ tim mạch. Trong trường hợp xấu, nó có thể gây đau tim do hẹp mạch máu và viêm động mạch. Điều này xảy ra ở giai đoạn muộn của giang mai và có thể xuất hiện 10-15 năm sau khi bị nhiễm nếu không được điều trị.

Viêm màng não do giang mai: Bệnh này cũng xảy ra ở giai đoạn 3 của giang mai, vài năm sau khi bị nhiễm. Viêm màng não gây viêm các mô xung quanh não và tủy sống. Nếu giang mai tiến triển đến giai đoạn này, bệnh có thể gây tử vong. Nếu được điều trị, giang mai có thể chữa được nhưng những tổn thương gây ra có thể là vĩnh viễn nếu bệnh không được điều trị trong thời gian dài.

Cách phòng và điều trị bệnh: 

- Tình dục an toàn, chung thủy 1 vợ 1 chồng là cách tốt nhất giúp bạn tránh bị lây nhiễm bệnh giang mai.

- Sử dụng bao cao su khi quan hệ, đặc biệt là quan hệ với các đối tượng như gái bán dâm.

- Không quan hệ bằng miệng.

- Khi phát hiện bệnh phải điều trị cách ly, dừng mọi quan hệ tình dục để tránh truyền nhiễm sang bạn tình.

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau khi quan hệ tình dục cũng phần nào ngăn ngừa bị bệnh giang mai.

- Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai để tránh trường hợp bị giang mai mà không biết và lây nhiễm cho thai nhi.

- Khi mang thai phát hiện mắc bệnh nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ để tránh lây nhiễm sang cho thai nhi. Khi nữ giới mắc bệnh giang mai phải sinh con theo đường mổ để tránh lây nhiễm cho thai nhi.

- Hạn chế hoặc không sử dụng các vật dụng cá nhân chung với người khác, đặc biệt với những người có biểu hiện mắc bệnh.

Giang Trần (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news