Tin mới

"Đế chế tỷ đô" của IS phát triển nhờ buôn lậu, trộm cướp, tống tiền (P1)

Thứ năm, 17/12/2015, 17:02 (GMT+7)

Nhà nước Hồi giáo IS đã trở nên giàu  có nhờ tống tiền, trộm cắp và buôn lậu. Nhưng nhóm cực đoan này này sẽ tiếp tục rót tiền cho cuộc thánh chiến này được bao lâu nữa?

Nhà nước Hồi giáo IS đã trở nên giàu  có nhờ tống tiền, trộm cắp và buôn lậu. Nhưng nhóm cực đoan này này sẽ tiếp tục rót tiền cho cuộc thánh chiến này được bao lâu nữa?

Tháng trước, các chiến đấu cơ Mỹ đã tiến hành không kích vào các giếng dầu, nhà máy lọc dầu và hàng trăm xe chở dầu gần thành phố Deir Ezzor  của Syria. Được mệnh danh là "Chiến dịch Sóng thủy triều II", đợt tấn công này là giai đoạn mới nhất trong chiến dịch dội bom IS để khiến chúng phá sản, đánh vào trung tâm nền kinh tế thị trường chợ đen và hệ thống tống tiền thu lợi đang đảm bảo tiền lương cho hàng chục nghìn chiến binh cực đoan.

Nhưng IS đã tỏ ra kiên cường, đang phát triển một nền kinh tế đa dạng để cấp tiền cho đế chế Caliphate dang đâm chồi của nó. Theo một nghiên cứu của Thomson Reuters vào năm 2014, nhóm khủng bố này quản lý khối tài sản trị giá hơn 2 nghìn tỷ USD với thu nhập hàng năm là 2,9 tỷ USD.

Phần lớn số tiền này tăng lên thông qua "thuế" mà nhóm áp đặt lên những người sống tại vùng lãnh thổ do chúng kiểm soát. Điều này gồm: đánh thuế 800 USD/phương tiện đi từ Jordan, Syria sang Iraq, 5% thuế thu nhập dành cho phúc lợi xã hội và lương, 200% thuế đường xá dành cho các tài xế ở miền bắc Iraq, 50% thuế cho các tài sản cướp được ở những khu khảo cổ tại Raqqa và 20% thuế tại những nơi tương tự ở Aleppo, theo nghiên cứu Thomson Reuters. Ngoài gia, những người không theo đạo Hồi phải trả một loại phí bảo vệ tôn giáo được gọi là "jizya".

"Họ gọi đó là đánh thuế nhưng chúng tôi gọi đó là tống tiền",  Hans-Jakob Schindler, điều phối viên hoạt động của Hội đồng Bảo an LHQ, chuyên theo dõi al-Qaeda, IS, Taliban và các nhóm khủng bố khác, nói với Foreign Folicy.

Ông Schindler nói rằng: "Đã có một số khuynh hướng của các dòng tài chính do nhiều yếu tố gây ra - có thể do một số biện pháp trừng phạt, có thể do một số hành động quân sự". Nhưng ông nói thêm rằng: "Theo tình hình chung của IS, đến nay, tài chính vẫn đáng quan ngại và không giảm đi đáng kể. Nó cũng cho thấy tầm quan trọng tương đối của các dòng tài chính khác nhau đang thay đổi. Chúng ta có một hiệu ứng bong bóng: Bạn đặt áp lực sang một bên thì bên kia sẽ cao hơn".

Ông Fawaz Gerges, một giáo sư về quan hệ quốc tại tại trường Khoa học Chính trị và Kinh tế London nói rằng các dịch vụ hàng ngày cũng bị đánh thuế rất nặng. Bao gồm: thu gom rác, dầu ăn và máy phát điện. Thậm chí tiền cho thuê nhà và gửi trẻ cũng bị đánh thuế, ông nói.

Những loại thế này là "một ngành công nghiệp phát triển" đối với IS, ông Gerges nói với FP.

Các khoản thanh toán thuế trên có thể tạo ra số tiền lên đến 30 triệu USD/tháng, theo Thomson Reuters. Một báo cáo năm 2015 do tờ New York Times đưa ra dưới sự hỗ trợ của dữ liệu từ Rand Corp cho thấy thu nhập từ thuế và việc tống tiền hàng năm đã cao hơn so với mức 600 triệu USD năm 2014. Nghiên cứu này cũng ước tính số tiền thu được từ dầu chỉ được 100 triệu USD vào năm đó mặc dù nhiều chuyên gia quân sự và dân sự ướng tính số tiền thu được từ dầu mỏ cao hơn nhiều.

Bà Elizabeth Rosenberg, một chuyên gia về các lệnh trừng phạt tại Trung tâm An ninh mới Mỹ nói rằng các lệnh trừng phạt kinh tế truyền thống mà Phòng Kiểm soát tài sản nước ngoài thuộc Bộ Tài chính Mỹ không có hiệu quả đối với IS. Đó là bởi vì các chiến binh không có hệ thống ngân hàng truyền thống để bị nhắm tới.

Trừ khi các cá nhân cụ thể đang buôn bán với IS có thể được xác định, bằng không, sẽ có rất ít khả năng Bộ Tài chính có thể hạn chế được hoạt động kinh doanh của nhóm. Bộ này đã trừng phạt hơn 30 lãnh đạo, chi nhánh, những người ủng hộ của nhóm cực đoan này trên khắp thế giới cũng như các mạng lưới kết nối với nhóm nhưng điều này không ảnh hưởng nhiều tới túi tiền của IS. Từ lâu, al-Qaeda đã phục thuộc nhiều vào các khoản tài trợ từ nước ngoài và điều này khiến các cơ quan thực thi pháp luật phương Tây có khả năng gây tổn hại cho các chiến binh của nhóm thông qua việc đàn áp các dòng tiền đó. IS thì không cần tiền từ nước ngoài bởi nhóm tự làm ra được tiền. Do đó, nhóm khó lòng bị tổn hại.

IS đã khiến cả thế giới bị sốc khi chặt đầu công khai, nô dịch phụ nữ và hủy diệt những tôn giáo được sùng bái từ lâu đời, những địa điểm văn hóa trong đó có các ngôi đền tiền Hồi giáo không gì có thể thay thế ở Palmyra, Syria và các tác phẩn điêu khách ở Assyrian, các hiện vật tại Mosul, Iraq.

Nhưng nhóm này có đủ nguồn lực kinh tế để hoạt động trong lãnh thổ mà mình kiểm soát để tạo ra dòng thu nhập ổn định. Hầu hết tiền đến từ các giếng dầu tại Syria và Iraq. Nhưng nhóm này cũng đang hoạt động tại các lĩnh vực làm tiền khác. Một trong số đó là khuyến khích buôn bán các hiện vật văn hóa và tổn giáo nhỏ có thể thu được tiền mặt tại thị trường chợ đen quốc tế.

Buôn lậu dầu chở thành một nguồn cung tài chính lớn cho IS. Ảnh: Getty

Đồ cổ chợ đen

Trong khi không có dữ liệu tài chính đáng tin cậy về số tiền thu được từ bán đồ cổ bị lấy trộm, theo ông Schindler, các báo cáo của quan chức bảo tàng và ảnh vệ tinh từ những vị trí khảo cổ cho thấy hoạt động cướp bóc đang xảy ra với quy mô lớn. Ông Mohamed Ali Alhakim, Đại sứ Iraq tại LHQ cho biết IS đã kiếm được 100 triệu USD mỗi năm nhờ vào việc buôn bán bất hợp pháp đồ tạo tác.

Trong một thông cáo hồi tháng 8 của mình, FBI tuyên bố: "Các ảnh vệ tinh cho thấy việc cướp bóc với quy mô công nghiệp đang diễn ra tại các khu khảo cổ ở Syria và Iraq". FBI cũng cảnh báo những người buôn đồ mỹ nghệ phải canh phòng kỹ các các cổ vật bị đánh cắp khỏi Syria và Iraq. "FBI đã nhận được các báo cáo từ những nguồn đáng tin cậy. Những cá nhân - có thể liên kết với IS - đang cố bán các cổ vật dường như bị đánh cắp và buôn bán bất hợp pháp từ Syria và Iraq đã tiếp cận những người này.

Cuối tháng 5, lực lượng đặc nhiệm của Mỹ đã thu giữ rất nhiều cổ vật trong một cuộc đột kích nhằm vào nhà của Abu Sayyaf, một chiến binh cấp cao, người giám sát hoạt động buôn dầu tại miền đông Syria.

Các cổ vật được tìm thấy trong đó có những văn tự tôn giáo cổ viết bằng tiếng Aramaic (thứ ngôn ngữ được cho là được chúa Jesus sử dụng) đã được chuyển cho chính quyền Iraq. Abu Sayyaf đã tự sát trong cuộc đột kích nhưng vợ hắn vẫn đang bị giam giữ ở Iraq và kể từ đó đã cung cấp những thông tin tình báo có giá trị về tài chính của nhóm.

Nhóm giám sát của LHQ do ông Schindler dẫn đầu đã thu được các tài liệu cho thấy cách IS thiết lập bộ tài nguyên thiên nhiên - có tên Diwan al-Rikaz - và tất cả những người muốn tham gia vào thị trường cổ vật tại khu vực lãnh thổ do nhóm kiểm soát thì ban đầu phải trả tiền để được cấp phép đào bới.

Hơn nữa, các nhân viên của IS đòi hỏi giám sát các hiện vật sau khi chúng được chuyển tới trung tâm giám định khu vực, được đánh giá và bị đánh thuế. Các cổ vật phải được vận chuyến tới cho người mua trên những xe tải do IS quản lý và lại một lần nữa phải chịu thuế.

"IS hiểu bạn không thể đòi 90% thuế", ông Schindler nói và lưu ý làm vậy sẽ có khả năng ngăn việc bán cổ vật. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng: "Chúng đánh thuế rất chăm chỉ, rất  có tổ chức và rất tàn nhẫn".

(Còn nữa)

Bảo Linh (theo Foreignpolicy)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news