Tin mới

Đêm Giao thừa Đinh Dậu 2017 có nên cúng gà trống?

Thứ tư, 25/01/2017, 21:30 (GMT+7)

Tết Nguyên Đán Đinh Dậu 2017 đang đến gần, trong không khí nhộn nhịp chuẩn bị sửa soạn nhà cửa đón tết, thì mâm cỗ cúng Giao thừa được nhiều người quan tâm và vấn đề “Có nên cúng gà vào đêm Giao thừa năm Đinh Dậu hay không?” là điều mà không ít người đang băn khoăn.

Tết Nguyên Đán Đinh Dậu 2017 đang đến gần, trong không khí nhộn nhịp chuẩn bị sửa soạn nhà cửa đón tết, thì mâm cỗ cúng Giao thừa được nhiều người quan tâm và vấn đề “có nên cúng gà vào đêm Giao thừa năm Đinh Dậu hay không?” là điều mà không ít người đang băn khoăn.

Mâm cỗ cúng giao thừa được tiến hành ngoài trời. Ảnh minh họa

Trong quan niệm từ ngàn xưa của người Việt, Đêm Giao thừa được coi là đêm tối nhất bởi đó là lúc mặt trời ẩn nấp sâu nhất. Do đó dân gian bảo nhau cúng gà trống với mục đích gà sẽ đánh thức mặt trời, chiếu sáng trở lại cho thế gian, đem lại mùa màng tươi tốt, cuộc sống no đủ cho mọi nhà.

[mecloud]NYuHMCwR1M[/mecloud]

Đó chính là câu chuyện mang ý nghĩa văn hóa lâu đời về việc lựa chọn con gà làm đồ lễ cúng. Có thể nói con gà là biểu tượng của nền văn hóa đi liền với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời của nền nông nghiệp lúa nước.

Tuy nhiên, năm Đinh Dậu 2017 là năm con gà, nhiều người băn khoăn có được cúng gà vào đêm Giao thừa hay không!? Để trả lời cho câu hỏi trên, một số người đã dùng tư duy tư biện hiện đại để khẳng định rằng: Năm Dậu không cúng gà vì là năm gà. Vấn đề đó đã gây ra tranh cãi những ngày giáp Tết.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian thì đó là những suy diễn tư biện so với nghi lễ xưa. Cúng gà là một nét đẹp văn hóa và không có chuyện kiêng năm gà thì không cúng gà. Ngoài ra những thứ cúng thay thế gà như thịt lợn, chân giò thì chỉ đơn thuần là đồ lễ cúng chứ không mang ý nghĩa văn hóa. Do đó, các gia đình hoàn toàn có thể yên tâm năm Dậu cúng gà mà không phải “kiêng kỵ” điều gì.

Liên quan vấn đề trên, trên Eva dẫn lời chuyên gia Phong thủy, KTS Phạm Thanh Truyền cho biết: “Quan niệm cúng cỗ đêm Giao thừa là một hình thức lễ nghi nhằm hướng tới yếu tố Chân, Thiện và Mỹ. Vì vậy, gia chủ không nhất thiết phải kiêng kị cúng thịt gà. Tuy nhiên, mâm cỗ cúng đêm Giao thừa nên là cỗ chay”.

Theo TS Nguyễn Văn Vịnh - Phó Viện trưởng Viện Công nghệ giáo dục, cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc năm mới vừa tới để xin tổ tiên phù hộ cho gia đình gặp điều tốt lành trong năm mới. Thông thường, cỗ cúng Giao thừa trong nhà nên là mâm cỗ chay, gồm: hương, hoa và các loại bánh làm từ gạo nếp, gạo tẻ.

“Chiều 30 Tết, gia đình nào cũng cúng lễ mặn gồm bánh chưng, giò-chả, xôi gấc,… và thịt gà. Do vậy, đêm Giao thừa, gia chủ cần cúng đồ chay để thể hiện sự thanh cao, thanh sạch trong mâm cỗ. Hơn nữa, việc cúng đồ chay sẽ giản tiện, ít tốn kém và dồn ứ thực phẩm trong ngày Tết”, TS Nguyễn Văn Vịnh lý giải.

Bên cạnh đó, việc cúng cỗ chiều 30 Tết hay đêm Giao thừa cần có chút tiền vàng tượng trưng, không nhất thiết phải nhiều.

TS Vịnh cho biết thêm: “Theo ảnh hưởng của tập tục đạo giáo. Mâm cỗ cúng ngoài trời đêm Giao thừa gồm 9 bông hoa và đồ chay để cúng thiên địa, Thiên binh và Cửu Thiên Huyền Nữ - Ngọc Hoàng”.

Bên cạnh đó, cách đặt gà cúng trong đêm Giao thừa tránh khỏi cấm kị cũng được nhiều người quan tâm.

Đặt gà cúng Giao thừa như thế nào?

Khi chuẩn bị mâm cỗ giao thừa, bạn phải đặt gà cúng lên đĩa to, tháo dây buộc (nếu có), bầy ngay ngắn trên đĩa, tiết lòng đặt dưới bụng gà, mỏ ngậm bông hoa hồng đỏ. Điều quan trọng nhất là phải đặt đầu gà quay ra đường để đón quan Hành khiển cai quan năm mới đi qua, cách đặt gà cúng như vậy còn có ý nghĩa gọi mặt trời chiếu vào nhà mình.

Ngoài ra, trên chiếc hương án có bình hương, 2 ngọn đèn dầu hoặc 2 ngọn nến, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã. Lễ trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch". Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.

Cách đặt gà cúng trên ban thờ

Một số chuyên gia nghiên cứu cho rằng khi đặt gà cúng trên ban thờ nên quay đầu gà hướng về bát hương với tư thế được gọi là “con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu” tức là há miệng, chân quỳ và cánh duỗi ra tự nhiên. Nếu làm theo cách nhiều gia đình làm có nghĩa có đầu gà hướng ra ngoài thì đó là gà không chịu chầu. Thực tế là gà quay đầu ra ngoài sẽ đẹp hơn khi quay đầu về bát hương và phao câu chổng ra ngoài nhưng cách đặt gà cúng như vậy chỉ đẹp mắt về hình thức chứ không đẹp về ý nghĩa tâm linh và sự thành kính.

Với mong ước về sự may mắn, an lành, tốt đẹp, việc chọn gà cúng đêm Giao thừa phải là gà trống hoa, gà chưa đạp mái và mới le te gáy. Điều này hàm ý về lễ vật tinh khiết để lời thỉnh cầu được linh nghiệm.

Đức Hòa (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news