Tin mới

Đi lễ đầu năm tại ngôi đền thiêng nổi tiếng xứ Nghệ

Thứ bảy, 13/02/2016, 12:37 (GMT+7)

Đền Cờn hàng năm vào dịp Tết tấp nập người đến thắp hương, cầu khấn cho một năm mới may mắn, không chỉ người dân Quỳnh Lưu mà rất nhiều khách thập phương về lễ bái tại ngôi đền thiêng nổi tiếng xứ Nghệ này.

Đền Cờn hàng năm vào dịp Tết tấp nập người đến thắp hương, cầu khấn cho một năm mới may mắn, không chỉ người dân Quỳnh Lưu mà rất nhiều khách thập phương yêu thích du lịch tâm linh về lễ bái tại ngôi đền thiêng nổi tiếng xứ Nghệ này.

Đền Cờn trong thờ Tứ vị thánh Nương là một trong những ngôi đền thiêng nổi tiếng xứ Nghệ.

Đền Cờn hay còn gọi là đền Ông Chín Cờn nằm tại xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Đây là ngôi đền linh thiêng nhất trong 4 ngôi đền thiêng ở tỉnh Nghệ An: “Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”.

Đền Cờn được lập vào đầu thế kỷ 13 thờ Tứ vị thánh Nương.

Sử cũ chép rằng triều nam Tống (Trung Quốc) bị thất thủ bới đế quốc Nguyên Mông, vua tôi cùng thái hậu, hoàng hậu, hai công chúa và tướng lính lên thuyền chạy về phía nam. Trên đường đi lánh nạn không may gặp sóng to gió lớn, thuyền bị đắm, chỉ còn lại bốn mẹ con thái hậu bám được vào cột buồm trôi dạt vào núi Quy Lĩnh (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) được sư ông trụ trì cứu vớt và chăm sóc.

Song nghĩ đến cảnh nước mất nhà tan, chạy giặc để dành lại giang sơn, nay vua tôi đã chết nên 4 mẹ con gieo mình xuống biển tự tử. Thi thể của Dương Thái Hậu, Quách Thị Hoàng Hậu, 2 công chúa là Triệu Nguyệt Hương và Triệu Nguyệt Hương và Triệu Nguyệt Khiêu nổi lên vẫn y nguyên, mặt mũi hồng hào như người còn sống, một mùi thơm như Lan quế tỏa ra.

Tứ vị anh linh nhập vào cây gỗ thần lập lờ trôi vào Lạch cơn thuộc địa phận thôn Càn môn (nay thuộc phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An) dân đẩy ra, sau đó cây trôi xuống thông Phú Lương (giáp ranh giữa 3 xã Quỳnh Lương, Quỳnh Minh, Quỳnh Nghĩa huyện Quỳnh Lưu). Một già làng thấy cây gỗ lạ liền lấy dao thử thì thấy mùi thơm tỏa ra và có thấy vết máu. Dân Phú Lương cho đó là gỗ thần bèn kép lên lập bàn để thờ và cũng từ đó dân Phú Lương làm ăn phát đạt, mùa màng nông, ngư bội thu.
Nghe tiếng gỗ thần dân Càn vào một đêm tối trời xuống cướp lại gỗ thần về lập miueesy thờ gọi là Càn miếu và đội tên làng là Hương Cần.

Năm Hưng long thứ XX (1312) vua Trần Anh Tông đi đánh giặc phương Nam vào cửa Cờn nằm mộng được nữ thần xin giúp sức, Khi đánh giặc trở về Kinh đô, nhà vua đã vào miếu đề thoe tặng và phong sắc "Đạ Càn quốc gia Nam hái Tứ vị Thánh Nương". Ban vàng bạc cho xây dựng đền.

Năm Hồng Đức thứ nhất (1470) vua Lê Thánh Tông trên đường đi Nam chính đánh giặc cũng vào đến làm lễ được Thánh mẫu âm phủ. Sau khi đánh giặc, vào đến tạ lễ và phong sắc "Đại Càn quốc gia Nam hái, Tứ vị Thánh nương, Thượng thượng đẳng tối linh thần ngọc bệ hạ". Ghi nhận công đức Thánh mẫu giúp nước giúp dân.

Sang thế kỷ XVIII vưa Quang Trung đã ban sắc phong mỹ tự "Hàm hoàng quảng đại". Tức là công lao to lớn và "Hàm chương tiết liệt". Nghĩa là tấm gương tiết liệt.

Đền Cờn nổi tiếng limh thiêng thờ tứ vị Thánh nương, càng nổi tiếng hơn vì Đền đã được 2 ông vua - 2 bậc Minh Quân của hai triều đại Trần - Lê đã từng ghé chân lại Đền trong quá trình đi đánh giặc, tế lễ gia ân và ban tặng phong sắc.

Với các vị thần được thờ, những sự kiện lịch sử, vị trí địa lý, cảnh quan, sự hài hòa về nghệ thuật kiến trúc, tất thảy được hòa quyện vào nhau tạo nên những giá trị đích thực của Đền. Chẳng thế mà nhân dân xếp hạng Đền Cờn là một trong những ngôi đền đẹp và nổi tiếng linh thiêng nhất xứ Nghệ "Nhất Cờn, Nhì Quả, Tam Bạch Mai, Tứ Chiêu Trưng", nên khi đi qua đây thi hào Nguyễn Du và Hải Thưởng Lạn Ông Lê Hữu Trác đã làm thơ vịnh và đề câu đối tặng.

Đền Cờn gắn liền với quá trình đấu tranh giữ nước và là địa chỉ tâm linh của nhân dân cả nước.

Sự tích cướp gỗ thần ngày xưa đã trở thành lễ Phật Tích hay còn gọi là "tục chay ôi" nay là lễ hội nên là hằng năm nhân dân tổ chức lễ hội vào các ngày 20, 21 tháng Giêng âm lịch để ôn truyền thống và ghi nhớ công đứa Thánh mẫu.

Đền Cờn được bộ Văn hóa thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cấp bằng công nhận di tích lịch sử quốc gia năm 1993.

Hằng năm Đền Cờn đón tiếp hàng chục vạn quý khách trong và ngoài nước đến dâng hương, làm lễ tham quan, chiêm ngưỡng và công đức.

(Ban Quản lý di tích Đền Cờn)

Mỗi dịp Tết đến xuân về, hàng ngàn người dân địa phương và khách thập phương đến đây thăm bái, cầu xin những điều tốt lành cho một năm mới.

Theo tín ngưỡng địa phương, người dân thường dâng sớ, xin quẻ thẻ đầu năm,...đặc biệt những ngư dân nơi đây đến lễ để cầu một năm mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy khoang.

Đền Cờn có Đền Cờn Trong và Đền Cờn Ngoài. 

Quy mô Đền Cờn Trong tuy không lớn, nhưng hội tụ nhiều nét văn hoá đặc sắc, từ vật liệu xây dựng Đền cho đến các đường nét chạm khắc, tạo hình… Tất cả cho thấy trình độ tay nghề điêu luyện của người xưa. Tại đây còn lưu giữ 142 hiện vật quý giá. Ngoài các loại bằng sắc, câu đối, đại tự, đồ tế khí: kiệu, tàn lọng, đồ ngà, đồng..., còn có bia đá 2 mặt cao 1,6m, rộng 1,2m dựng năm 1665, chuông đồng đúc năm Cảnh Hưng (1752) nặng 300 kg, 28 pho tượng đá và nhiều tượng gỗ thời Lê.

Đền Cờn ngoài nằm trên núi sát cửa biển là nơi thu hút khách lễ bái và tham quan cảnh đẹp biển Quỳnh.

Đền Cờn Ngoài nằm cách Đền Cờn Trong khoảng 1km, tọa lạc trên dãy núi Hùng Vương, sát cửa biển Lạch Cờn có phong cảnh trữ tình tuyệt  đẹp.

19-21/1 Âm lịch hàng năm sẽ diễn ra Lễ hội đền Cờn với nhiều hoạt động truyền thống thu hút khách tham quan chiêm bái và tưởng nhớ công ơn của Tứ vị Thánh Nương.

Xem thêm video:[mecloud]f11T0UBgzP[/mecloud]

Dã Quỳ

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news