Tin mới

Dịch bệnh Mers-Cov: Thủ tướng gửi công điện về phòng tránh dịch bệnh virut mới MERS

Thứ năm, 04/06/2015, 09:22 (GMT+7)

Trước tình hình dịch bệnh MERS - Cov đang lây lan nhanh tại các nước châu Á,  Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ra công điện thông báo đến các bộ ban ngành và toàn thể nhân dân tìm cách đối phó với nguy cơ của dịch bệnh.

Trước tình hình dịch bệnh MERS - Cov đang lây lan nhanh tại các nước châu Á,  Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ra công điện thông báo đến các bộ ban ngành và toàn thể nhân dân tìm cách đối phó với nguy cơ của dịch bệnh.

Dịch bệnh MERS - Cov là dịch bệnh gây viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông do virut Corona gây ra (gọi tắt là Mers-Cov) đang bùng phát tại 9 quốc gia vùng Trung Đông và đã lan đến nhiều quốc gia khác, trong đó đáng chú ý có những quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines. 

[mecloud]vniDr8YFDF[/mecloud]Tính đến ngày 3/6 thế giới đã ghi nhận 1.179 trường hợp mắc bệnh Mers-Cov trong đó có 442 trường hợp tử vong. Đây là dịch bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh. Bệnh lây từ người sang người qua đường tiếp xúc gần hoặc nước bọt.

Hành khách kê khai tờ khai y tế tại sân bay Nội Bài (ảnh SK&ĐS)

Nhằm chủ động kiểm soát ngăn chặn dịch bệnh lây nhiễm vào Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với Tổ chức y tế thế giới, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh Mers-Cov để thông báo kịp thời về tính nguy hiểm, nguyên nhân lây bệnh, cách thức lan truyền và phương pháp phòng, chống dịch cho nhân dân biết để nhân dân chủ động phòng, chống dịch Mers-Cov; đánh giá, dự báo khả năng lây nhiễm vào Việt Nam để chủ động lên kế hoạch phòng, chống.Các Bộ: Ngoại giao, Công an, Giao thông vận tải, Quốc phòng, Thông tin và Truyền thông, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở kế hoạch phòng, chống dịch bệnh Mers-Cov của Bộ Y tế, có kế hoạch triển khai ngay các biện pháp phòng, chống dịch nhằm chủ động ngăn chặn dịch bệnh Mers-Cov lây nhiễm vào Việt Nam.

Bộ Y tế hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh Mers-Cov tại các cửa khẩu cũng như hướng dẫn, tập huấn, diễn tập việc theo dõi, cách ly y tế, chăm sóc y tế đối với các trường hợp mắc bệnh dịch Mers-Cov tại các cửa khẩu cũng như tại địa phương nhằm chủ động chống dịch, ngăn chặn lan rộng ra cộng đồng và chạn chế thấp nhất tử vong và số người mắc bệnh trong trường hợp có dịch nhiễm vào Việt Nam.

Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội khuyến nghị người dân không nên đi đến các vùng đang có dịch bệnh Mers-Cov; cũng như những trường hợp đang ở vùng dịch có nhu cầu đến, hoặc trở về Việt Nam.

Bộ Tài chính bảo đảm đủ kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch của ngành y tế.

Tìm hiểu về bệnh Mers - CoV

MERS và MERS-CoV là gì?

Hội chứng Hô hấp Trung Đông (Middle East Respiratory Syndrome, MERS) là một căn bệnh về hô hấp gây ra bởi một loại siêu vi coronavirus mới phát hiện được gọi là “Middle East Respiratory Syndrome Coronavirus” (MERS-CoV). Siêu vi coronavirus là một nhóm siêu vi thông thường gây nhiễm trùng đường hô hấp phía trên. MERS đã được báo cáo lần đầu vào năm 2012 ở Saudi Arabia.

Hình ảnh Dịch bệnh MERS-CoV là gì? Triệu chứng và cách phòng ngừa virus Mers số 2MERS và MERS-CoV là bệnh về hô hấp do một loại siêu vi coronavirusThứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá, virus MERS-CoV là dịch bệnh cực kỳ nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Dịch bệnh đang lưu hành tại các quốc gia vùng Trung Đông và sẽ tiếp tục ghi nhận ca bệnh tại các quốc gia khác. Tuy nhiên, chùm ca bệnh chủ yếu tập trung trong cơ sở y tế; chưa ghi nhận sự lây lan trong cộng đồng.

Các triệu chứng của MERS là gì?

Những người bị nhiễm MERS-CoV phát triển thành căn bệnh về hô hấp cấp tính có các triệu chứng như sốt, ho và thở dốc. Các trường hợp này có thể nghiêm trọng, với khoảng 30% trong tất cả các trường hợp bị MERS được xác nhận đã dẫn đến tử vong. Một số trường hợp đã được báo cáo là nhẹ.

Cách ngăn ngừa bệnh MERS-CoV

- Rửa tay thường xuyên bằng xà bông và nước trong 20 giây, và giúp cho các con/em nhỏ cũng làm như vậy. Nếu không có sẵn xà bông và nước, hãy dùng thuốc rửa tay có chất cồn.

- Che mũi và miệng lại bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi và vứt khăn này vào sọt rác. Nếu quý vị không có khăn giấy, hãy ho hoặc hắt hơi vào cánh tay trên của mình.

-  Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của mình bằng tay chưa rửa sạch. Tránh tiếp xúc gần gũi (hôn, dùng chung ly tách, hoặc dùng chung đồ dùng ăn uống, v.v.) với người bệnh.

-  Chùi sạch và khử trùng thường xuyên các bề mặt chạm vào, như đồ chơi và tay nắm cửa ra vào.

Dã Quỳ (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news