Tin mới

Điểm mặt 5 trực thăng tấn công tốt nhất thế giới

Thứ hai, 01/08/2016, 10:25 (GMT+7)

Máy bay trực thăng là phương tiện hiệu quả nhất được sử dụng cho hậu cần, chiến tranh và mục đích cứu hộ. Ngày nay, trực thăng chiến đấu chỉ tập trung vào hai nhiệm vụ chính là yểm trợ bộ binh và tiêu diệt thiết giáp.

Máy bay trực thăng là phương tiện hiệu quả nhất được sử dụng cho hậu cần, chiến tranh và mục đích cứu hộ. Ngày nay, trực thăng chiến đấu chỉ tập trung vào hai nhiệm vụ chính là yểm trợ bộ binh và tiêu diệt thiết giáp.

Trực thăng tấn công được ví như "loài săn mồi hung dữ" có hai nhiệm vụ chính: thứ nhất, đảm bảo hỗ trợ trên không tầm gần trực tiếp và chính xác cho bộ binh, thứ hai, nhiệm vụ chống tăng và những điểm tập trung xe thiết giáp địch. Dưới đây danh sách là 5 loại trực thăng tấn công mạnh mẽ nhất trên chiến trường ở thời điểm hiện tại:

1. Cá sấu Ka-52 "Alligator" (Nga)

 

Không phải cái tên Apache quen thuộc mà chính là Ka-52 của người Nga mới đứng ở vị trí đầu bảng. Chiếc trực thăng này vượt trội hơn Apache nhờ khả năng hoạt động ở độ cao lớn khi bay với tốc độ cao và buồng lái hai chỗ ngồi được bọc giáp.Tên lửa chống tàu của Alligator có tầm hoạt động xa hơn so với Apache. Tương tự như Apache, Ka-52 cũng được trang bị những vũ khí không-đối-không. Phiên bản một chỗ ngồi Ka-50 cũng là một chiếc trực thăng tấn công đáng gờm.

2. AH-64 Apache (Mỹ)

Dù bị tụt xuống vị trí thứ hai như AH-64 không hề kém cỏi. Nó được trang bị rất nhiều vũ khí như tên lửa diệt tăng Hellfire, rocket 70mm, và một khẩu pháo tự động 30mm. Nhờ vào hệ thống radar và ngắm bắn tiên tiến, số mục tiêu mà nó có thể bám và quan sát liên tục lên tới 256.

 
 

Apache có thêm tùy chọn lắp đặt tên lửa Stinger hoặc Sidewinder để có được khả năng chiến đấu trên không. Phiên bản mới nhất AH-64E Guardian đã được cải tiến để đạt được hiệu quả chiến đấu cao hơn, bay nhanh hơn, và có thể mang theo máy bay không người lái.

3. Mi-28N "Havoc" (Nga)

 

Phiên bản Mi-28N có khả năng tác chiến ban đêm với tên lửa chống tăng, có khả năng xuyên qua một mét vỏ xe thiết giáp. Thiết kế của Mi-28N cũng có các rãnh để lắp đặt tên lửa không điều khiển 80 mm, năm lỗ phóng tên lửa/lựu đạn cỡ 122 mm mỗi bên, súng máy 23 mm, 12,7mm hoặc 7.62mm, và cả bom. Phía dưới mũi của chiếc trực thăng có gắn một khẩu pháo 30mm và cảm biến laser.

4. Eurocopter Tiger (Đức/Pháp/Tây Ban Nha)

Chiếc Tiger được thiết kế để giảm thiểu radar, tiếng ồn, và các dấu hiệu hồng ngoại để tránh đạn của đối phương nhưng vẫn có lớp giáp dày để đề phòng khi phải chiến đấu trực tiếp.

 

Nó mang một pháo 30 mm, tên lửa cỡ 70 mm, tên lửa không-đối-không, và nhiều tên lửa chống tăng cũng như các biện pháp đối phó khi bị kẻ địch tấn công bằng tên lửa.

5. AH-2 Rooivalk

AH-2 là máy bay trực thăng của Nam Phi sử dụng thiết kế tàng hình, tác chiến điện tử, và lớp giáp dày để chống lại những mối đe dọa trên chiến trường. Rooivalk có một khẩu pháo 20mm, tên lửa chống tăng TOW hoặc ZT-6 Mokopa và các tên lửa không điều khiển khác.

 
 

Nam Phi hiện đang có kế hoạch nâng cấp AH-2 để nó có thêm khả năng chiến đấu không-đối-không.

Trang Vũ (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news