Tin mới

Điểm thi Điện Biên, Kom Tum, Lai Châu có sự khác thường

Thứ sáu, 20/07/2018, 08:44 (GMT+7)

Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT cho rằng, sau những nghi vấn về gian lận thi cử ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình cần xem xét thêm các địa phương Điện Biên, Kon Tum, Lai Châu bởi điểm thi ở đây đang có bất thường.

Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT cho rằng, sau những nghi vấn về gian lận thi cử ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình cần xem xét thêm các địa phương Điện Biên, Kon Tum, Lai Châu bởi điểm thi ở đây đang có bất thường.

Vietnamnet đưa tin cho hay theo ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT cho rằng, sau những nghi vấn về gian lận thi cử ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình cần xem xét thêm các địa phương Điện Biên, Kon Tum, Lai Châu bởi điểm thi ở đây đang có bất thường.

"Mục tiêu gian lận thi cử là nâng điểm phục vụ cho việc thi đại học nếu không tính mục tiêu khác và nâng cho khá nhiều thí sinh (khoảng 1% trở lên - Hà Giang là 2%). Với các giả thiết này, việc gian lận thi cử với số lượng đủ lớn sẽ làm giảm số bài thi điểm thấp và tăng số bài thi điểm cao, dẫn đến tỷ lệ bài thi điểm cao tăng lên đáng kể"- ông Tùng nhìn nhận.

Cụ thể, khi phân tích toàn bộ dữ liệu thi THPT 2018 (khoảng gần 1 triệu thí sinh với hơn 5 triệu bài thi), ông Tùng định dạng hiện tượng một số nơi có dấu hiệu bất thường.

Phân tích tỷ lệ bài thi điểm cao cho 3 khối chính chỉ gồm các môn thi trắc nghiệm khối A, A1 và B; ông Tùng chia làm 3 mức điểm cao là 24, 25.5 và 27 ứng với điểm trung bình mỗi môn là 8, 8.5 và 9.

"Chỉ nên chọn từ mức 8 điểm trở lên bởi trong thi trắc nghiệm điểm 7 không gọi là cao. Điểm 7 trắc nghiệm chỉ tương đương với điểm 6 tự luận (thí sinh làm được 6 điểm + 1 điểm trong 4 điểm còn lại đánh hú họa)"- ông Tùng giải thích.

Ảnh 1 (Ảnh ông Lê Trường Tùng cung cấp)

- Trước hết về khối A. Trên 3 đồ thị (hình 1, hình 2, hình 3) thể hiện tỷ lệ thí sinh đạt 24, 25.5 và 27 trở lên cho toàn quốc và 63 tỉnh thành.

Ảnh 2 (Anh Lê Trường Tùng cung cấp)

Đường đỏ nằm ngang là mức của toàn quốc. Qua đồ thị, thấy rõ Hà Giang là địa phương có tỷ lệ cao vọt trong cả 3 ngưỡng điểm.

Ảnh 3 (Ảnh Lê Trường Tùng cung cấp)

Một số địa phương "đất học" cũng có tỷ lệ cao hơn trung bình.

Nhưng trong khối thi này xuất hiện 2 tỉnh Kon Tum và Điện Biên nhô lên. Trong khi đó với đồ thị cho 27 điểm trở lên Hòa Bình là tỉnh xuất hiện và vừa được báo chí nhắc tới.

Ảnh 4 (Ông Lê Trường Tùng cung cấp)

Ở khối A1 (hình 3, hình 4), Hà Giang vẫn là địa phương nổi trội, tuy nhiên trong khối thi này tỉnh Lai Châu đã xuất hiện và nổi lên hai 2 địa danh là Sơn La và Hòa Bình.

Như vậy với khối A1, Top 4 địa phương có tỷ lệ thí sinh từ 25.5 điểm trở lên cao nhất toàn quốc theo thứ tự là Hà Giang, Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La. Còn Top 3 địa phương tỷ lệ thí sinh 27 điểm trở lên là Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình.

Ảnh 5 (Ông Lê Trường Tùng cung cấp)


Ở khối B (hình 5, hình 6), Kon Tum và Điện Biên đang chiếm ngôi vô địch trong tỷ lệ thí sinh điểm cao.

Đây là hai địa phương đứng đầu có tỷ lệ thí sinh khối B đạt 24 điểm trở lên.

Ảnh 6 (Ông Lê Trường Tùng cung cấp).

Trong khi đó ở khối thi này, đứng đầu các địa phương có tỷ lệ thí sinh 25.5 điểm trở lên là Hà Giang, Lai Châu, Kon Tum và Điện Biên. Ở mức điểm từ 27 trở lên đứng đầu là các địa phương Điện Biên, Hà Giang, Kon Tum, Sơn La".

Cũng theo ông Tùng, nếu phân tích điểm thi cho từng môn sẽ chứng minh những bất thường càng cụ thể hơn. 

Người lao động cũng đưa tin cho hay kết quả thi cao bất thường ở Hòa Bình, Bạc Liêu cũng làm dấy lên nghi vấn có tiêu cực trong thi cử ở hai tỉnh này. 

Cụ thể, sau Hà Giang, Sơn La, Lạng Sơn, thống kê dữ liệu điểm thi THPT quốc gia 2018 do Bộ GD-ĐT công bố cho thấy, Hòa Bình cũng là một trong những địa phương có thứ hạng cao về tỉ lệ thí sinh đạt điểm 9 trở lên môn toán, lý, hóa cũng như số lượng thí sinh trên 27 điểm ở một số khối thi.

Năm nay Hòa Bình có hơn 8.900 thí sinh dự thi môn toán nhưng có tới 27 thí sinh đạt điểm 9 trở lên, chiếm tỉ lệ 0,3%, cao gấp 5 lần tỉ lệ chung của cả nước là 0,06%. Ở Hà Nội là 0,1%, ở TP HCM là 0,04%.

Bên cạnh đó, số lượng điểm 9 trở lên ở môn toán của tỉnh Hòa Bình tương đương với số điểm 9 trở lên của TP HCM và cao gấp 2,3 lần số điểm 9 trở lên của Nam Định. Tuy nhiên, điều đáng nói là số thí sinh tham dự môn toán của TP HCM cao gấp 11 lần so với Hòa Bình.

Ở môn vật lý và hoá học, kết quả cũng tương tự như vậy khi điểm thi của Hòa Bình cũng cao hơn các thành phố nằm trong nhóm có điểm trung bình các môn thi này cao nhất cả nước như TP HCM, Nam Định...

Minh Di (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news