Tin mới

Điều gì ẩn sau chính sách đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản?

Thứ năm, 15/01/2015, 15:37 (GMT+7)

Từ bước dỡ bỏ lệnh cấm\nxuất khẩu vũ khí vào năm ngoái, Tokyo đã có bước tiến quan trọng trong hợp tác\nquốc phòng.

Từ bước dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí vào năm ngoái, Tokyo đã có bước tiến quan trọng trong hợp tác quốc phòng.

Lệnh cấm vận xuất khẩu vũ khí tự-áp đặt của Nhật Bản bước đầu thi hành từ năm 1967 dựa trên “ba nguyên tắc”: Không xuất khẩu vũ khí cho các nước cộng sản, những nước chịu lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc và những nước liên quan hoặc có thể liên quan đến những tranh chấp quốc tế. Chính sách này cuối cùng đã trở thành lệnh cấm xuất khẩu vũ khí toàn quy mô, chỉ có một số ngoại lệ là các chuyển giao công nghệ cho Mỹ. Cho đến tháng 4/2014 thì Thủ tướng Shinzo Abe đã hủy bỏ lệnh này.

Máy bay P-1 của Nhật Bản

Theo chính sách mới, Nhật Bản sẽ tiếp tục hạn chế xuất khẩu sang các nước chịu lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc (đặc biệt là Iran và Triều Tiên) hay liên quan tới các cuộc tranh chấp nhưng sẽ cho phép xuất khẩu trong các trường hợp nhằm mục tiêu hòa bình toàn cầu và phục vụ cho lợi ích của an ninh Nhật Bản. Chính quyền của ông Abe cũng sẽ tìm cách cụ thể hóa, đơn giản hóa tiến trình xuất khẩu vũ khí và hợp tác công nghệ vì vậy vũ khí sẽ không được bán cho bên thứ ba. Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga, chính sách mới này sẽ “đóng góp cho hòa bình và hợp tác quốc tế từ quan điểm hòa bình chủ động.”

Sau khi dỡ bỏ lệnh cấm, thương vụ lớn đầu tiên được chấp thuận vào tháng Bảy năm ngoái là Bộ trưởng Quốc phòng Nhật thông báo bán những bộ phận máy bay đánh chặn tên lửa cho Mỹ và chuyển giao công nghệ cảm biến liên quan cho Anh.  Mỹ sẽ sử dụng các thiết bị này cho máy bay đánh chặn tên lửa Patriot Advanced Capability-2 (PAC-2) trong khi hãng Mitsubishi Electric có thể cùng hợp tác với Anh để nâng cấp các tên lửa dẫn đường không đối không.

Những thương vụ vũ khí này chắc chắn quan trọng trong thương mại và công nghệ của Nhật Bản. Tuy nhiên, cũng có thể được hiểu đây như là một phần trong chiến lược địa chính trị mà Nhật Bản đang muốn tăng cường an ninh bằng cách hợp tác với các quốc gia tương đồng với họ. Như một quan chức quốc phòng Nhật chỉ ra: “Tôi tin rằng bằng việc cung cấp các thiết bị này, các mối quan hệ của Nhật Bản với Mỹ sẽ tiến triển thêm.”  Trong bối cảnh thắt chặt tài chính trên khắp thế giới, các dự án nghiên cứu chung là quan trọng để giúp giảm chi phí cũng như tăng cường ổn định toàn cầu. Tokyo cũng hy vọng đẩy mạnh cam kết của Mỹ với an ninh của Nhật Bản.

Thương vụ tàu ngầm 20 tỷ USD Nhật – Australia cũng khiến giới truyền thông rầm rộ từ cuối mùa thu năm ngoái cũng bắt nguồn từ kiểu tư duy này. Cả Nhật Bản và Australia đều “háo hức” với cam kết của Mỹ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Và thương vụ tàu ngầm có thể đạt được mục tiêu này bằng cách chứng tỏ họ chịu trách nhiệm cho an ninh của các bên tham gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Thương vụ này không những khiến ngành công nghiệp quốc phòng nội địa của Nhật Bản cạnh tranh hơn và hiệu quả hơn bằng tăng lợi thế của cán cân kinh tế, giảm khoảng cách công nghệ của các thiết bị dưới nước của Australia khi hạm đội cuả nước này sẽ hết hạn sử dụng vào năm 2025.

Tuần qua, Nhật Bản cũng cho thấy hứng thú hợp tác với Pháp trong đó có việc phát triển các máy bay không người lái dưới nước và có thể hoạt động trong các môi trường phóng xạ. Tuy nhiên, một điều gây quan ngại mà Nhật Bản không mong muốn là trước đây, Pháp cũng từng cung cấp vũ khí cho Trung Quốc.

 

Video tham khảo :Những vũ khí “kinh hoàng” nhất của quân đội Mỹ:

 

Nhật Bản cũng đề nghị Vương quốc Anh mua máy bay săn ngầm P-1 để thay thế chiếc Hawker Siddeley Nimrod do Anh sản xuất.

Trung Quốc đã không vui vẻ gì với những đầu tư này. Vào đầu tháng Hai năm ngoái, trước khi lệnh cấm xuất khẩu được dỡ bỏ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao của Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh nói, “Trong bối cảnh thay đổi lớn về các chính sách của Nhật Bản, động cơ đằng sau việc nới lỏng hạn chế xuất khẩu vũ khí thật sự khiến người khác lo lắng.” Trung Quốc lo lắng rằng những động thái về quân sự của Nhật Bản đang trực tiếp đối đầu lại Bắc Kinh. Nhật Bản cũng sẵn sàng cung cấp các thiết bị phi sát thương cho các lực lượng vệ binh bờ biển của Philippines và Việt Nam, những nước có tranh chấp về lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông.

Ngoài ra, sự bất đồng còn được thấy phần nào trong chính bộ máy quốc phòng Nhật Bản.  Không giống các nơi khác trên thế giới, các lãnh đạo công ngiệp quốc phòng Nhật Bản dường như muốn đi theo chủ nghĩa hòa bình sau chiến tranh của Nhật Bản. Theo báo Washington Post đưa tin tức, “các quan chức ở những công ty quốc phòng lớn miễn cưỡng thảo luận về kế hoạch mở rộng xuất khẩu quốc phòng, khá thờ ơ với cơ hôị phát triển thị trường toàn cầu của Nhật Bản và đơn giản chỉ nói rằng họ sẽ làm vậy nếu chính phủ yêu cầu."

Ông Akifumi Arai, Chủ tịch của Công ty Thương mại Tamagawa, một công ty nhỏ hơn bán bộ cảm biến và con quay hồi chuyển cho các tên lửa và ngư lôi, hùng biện về những nghi ngờ và sự mập mờ mà nhiều người Nhật Bản cảm thấy về việc Nhật Bản phát triển an ninh trên thế giới: “Tôi rất hạnh phúc khi được cung cấp các vũ khí của chúng ta ra khắp thế giới. Không may là những vũ khí này sẽ được dùng để giết người, tôi thật sự ghét điều này.” Trước khi thuyết phục nước ngoài mua những vũ khí của Nhật Bản, ông Abe có lẽ nên xác định rõ ràng với người dân của ông việc mở rộng công nghiệp quốc phòng nội địa của Nhật Bản và sự tăng cường các vũ khí Nhật Bản trên thế giới sẽ có lợi cho Nhật Bản và trợ giúp bảo vệ nền hòa bình trên thế giới mà nhiều người Nhật Bản vô cùng yêu thích.

Theo Chi MK/The Diplomat

 

Video tham khảo :So sánh toàn diện sức mạnh quân sự Nga-Mỹ:

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news