Tin mới

Đồ hiếm trong biệt phủ 100 tỷ xa hoa trên đèo Hải Vân

Thứ năm, 23/07/2015, 16:53 (GMT+7)

Phía bên trong khu biệt phủ trăm tỷ trên núi Hải Vân của đại gia Ngô Văn Quang, khi tận mắt chứng kiến mới cảm nhận được sự nguy nga chẳng khác nào cung vua phủ chúa ngày xưa, với những tượng gỗ, nhà rường gỗ quý hiếm.

Phía bên trong khu biệt phủ trăm tỷ trên núi Hải Vân của đại gia Ngô Văn Quang, khi tận mắt chứng kiến mới cảm nhận được sự nguy nga chẳng khác nào cung vua phủ chúa ngày xưa, với những tượng gỗ, nhà rường gỗ quý hiếm.

TP. Đà Nẵng vừa ra “tối hậu thư” yêu cầu phá dỡ khu biệt phủ trăm tỷ, nguy nga, có một không hai của đại gia Ngô Văn Quang xây dựng trái phép ở núi Hải Vân vào cuối tháng 8 tới.

Theo người bảo vệ tại biệt phủ, kể từ khi dư luận lên tiếng về việc xây dựng trái phép tại đây và chính quyền địa phương vào cuộc thì đại gia Ngô Văn Quang rất ít khi xuất hiện.
Người này cho hay, kể từ khi công trình bị đình chỉ xây dựng vì chưa cấp phép trên đất rừng đặc dụng, mọi việc đều đã dừng lại. Một số công trình bằng gỗ vừa dựng xong đang được che chắn, bảo vệ.

Theo người bảo vệ tại biệt phủ, kể từ khi dư luận lên tiếng về việc xây dựng trái phép tại đây và chính quyền địa phương vào cuộc thì đại gia Ngô Văn Quang rất ít khi xuất hiện.

Phía bên trong khu biệt phủ, khi tận mắt chứng kiến mới cảm nhận được sự nguy nga chẳng khác nào cung vua phủ chúa ngày xưa, với những tượng gỗ, nhà rường gỗ quý hiếm.

Một đại gia trong ngành kinh doanh gỗ có tiếng ở Đà Thành thắc mắc, không hiểu bằng cách nào mà đại gia Quang mang được khúc gỗ đỏ quý, nguyên khối này về khu biệt phủ mà kiểm lâm không hề hay biết.

Cổng vào biệt phủ nhà đại gia gỗ.

“Đó là chưa nói đến lượng gỗ lớn khác để làm những ngôi nhà to vật vã. Không đơn giản để tìm và vận chuyển số gỗ này qua các trạm kiểm lâm nếu không có giấy phép” - vị đại gia này nói.

Trên những bức tường trong khu biệt phủ là tượng hổ oai phong, ao cá cùng những tảng đá quý. Chúng có xuất xứ tận miền núi Phước Sơn.

Viết chú thích ảnh ở đây.

Một ngôi nhà được dựng hoàn toàn bằng gỗ trong khu biệt phủ.

Thông tin trên báo Vietnamnet, Bí thư Chi bộ tổ 12 Kim Liên Nguyễn Bá Lưỡng và ông Trần Tình - Trưởng ban công tác mặt trận tổ 12 Kim Liên (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) cho biết, hơn 2 tuần qua khi có quyết định phá dở khu biệt phủ này, ông cũng như nhiều người dân mất ngủ vì thấy “tiếc đứt ruột, đứt gan”.

Ông Lưỡng nói rằng từng có hơn 100 người dân ở đây ký vào “Đơn xin cứu xét” gởi Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo TP. Đà Nẵng và quận Liên Chiểu xin được giữ lại khu biệt phủ này.

Những khối đá quý có giá cả tỷ đồng.

“Theo bà con, nếu nhà nước yêu cầu phá dỡ thì nên ra quyết định tịch thu sung công và giữ lại. Chứ đập bỏ thì tiếc lắm. Đành rằng ông Quang sai phạm thì phải xử lý nghiêm, nhưng khối tài sản này quá lớn”- một người dân nhận xét.

Báo Công an TP.HCM cũng đưa tin, quyết định của HĐND TP.Đà Nẵng như sự đã rồi. Tuy nhiên, khi chúng tôi gặp một số người dân và chính quyền sở tại thì họ còn hết sức băn khoăn và thấy... tháo dỡ thì quá lãng phí.

Tượng gỗ quý hiếm.

Ông Nguyễn Bá Lưỡng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Bí thư Chi bộ khối phố 12 Kim Liên (phường Hòa Hiệp Bắc), cho hay: Theo quy định pháp luật tôi và người dân đồng tình chủ trương của thành phố. Nhưng nguyện vọng của tôi và người dân trong khối phố Kim Liên là không muốn phá bỏ, di dời khu “biệt phủ” này, bởi nó quá lãng phí, vì ông Quang đầu tư vào đó gần cả 100 tỷ đồng chứ ít đâu.

Lẽ ra khi mới làm, nếu vi phạm thì cơ quan chức năng phải cương quyết xử lý ngay từ đầu. Để đến giờ sau gần 5 năm xây dựng, khi gần hoàn thiện thì lại tháo dỡ. Mà cấp trên cũng chưa về nắm nguyện vọng nhân dân xem việc xử lý như thế nào cho thích hợp, ông Lưỡng nói.

Một số công trình bằng gỗ vừa dựng xong đang được che chắn, bảo vệ.

Ông Thân Đức Minh, Phó bí thư thường trực, Phó chủ tịch UBND phường Hòa Hiệp Bắc, cho rằng, mọi công dân bình đẳng trước pháp luật, vi phạm thì bị xử lý theo quy định.

“Trường hợp khu “biệt phủ” ông Quang không nằm trong quy hoạch, không cấn dự án nào, tháo dỡ đi cũng thấy tiếc. Ông Quang xây khu đó làm du lịch, tạo động lực phát triển, tạo điều kiện công ăn việc làm cho địa phương, là động lực cho địa phương phát triển. Gần đó, một số khu du lịch được cấp phép họ cũng xây dựng nhiều căn nhà, khu hạ tầng phục vụ du lịch”, ông Minh nói.

 
 

Ông chủ biệt phủ nói gì?

Sau khi HĐND thống nhất việc tháo dỡ trên, ông Ngô Văn Quang cho rằng: “Nguyện vọng muốn xin giữ lại để sau này làm du lịch bởi đây là công trình tôi dành nhiều tâm huyết, tâm tư tình cảm và đầu tư nhiều tiền của vào đây”. Được biết, hiện tại trên khu đất đã có tổng cộng 8 công trình chính, đường bê tông xung quanh và một ao cá, cùng nhiều công trình phụ trợ khác, trong đó có con đường 2km, rộng 3m từ ngoài chân đường đèo phía nam Hải Vân vào khu rừng đặc dụng...

“Tôi xin chấp hành phá dỡ những công trình có ảnh hưởng đến các dòng chảy của con suối, những công trình ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái, còn những công trình nhà gỗ lắp ghép có giá trị xin cho được giữ nguyên trạng và chưa có biện pháp phá dỡ để được đầu tư một khu du lịch sinh thái phù hợp với việc bảo vệ môi trường, cảnh quan của thành phố. Bên cạnh đó, tôi cam kết nộp một khoản tiền để tái tạo rừng, trồng rừng theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước”, ông Quang phân trần.

Mọi công dân đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, nhưng với sự việc trên đây, có sự thiếu sót của cơ quan chức năng về sự thiếu quản lý sát sao, quyết liệt đã để xảy ra sự việc như trên. Vì vậy còn có những ý kiến cho rằng cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng cần cân nhắc để xử lý thấu tình đạt lý hơn nữa.

Xem thêm những "đồ hiếm" trong biệt phủ nguy nga này:

 

Nhà gỗ, nhà xây được thiết kế đan xen.

 

 
 
 

 

 

 
 
 
 

Một đại gia trong ngành kinh doanh gỗ có tiếng ở Đà Thành thắc mắc, không hiểu bằng cách nào mà đại gia Quang mang được khúc gỗ đỏ quý, nguyên khối này về khu biệt phủ mà kiểm lâm không hề hay biết..

Ngọc Anh /Đời sống & Pháp luật

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news