Tin mới

Đọ sức mạnh quân sự giữa Nga và phương Tây

Thứ năm, 07/05/2015, 13:54 (GMT+7)

Khi tổng thống Vladimir Putin chuẩn bị ra mắt những chiếc xe tăng mới tại lễ diễu binh mừng Ngày Chiến thắng 9/5 tới, chúng ta hãy cùng so sánh lực lượng quân sự của Nga với Anh và Mỹ.

Khi tổng thống Vladimir Putin chuẩn bị ra mắt những chiếc xe tăng mới tại lễ diễu binh mừng Ngày Chiến thắng 9/5 tới, chúng ta hãy cùng so sánh lực lượng quân sự của Nga với Anh và Mỹ.

Xe tăng Armanta trong cuộc tập dượt tại Quảng trường Đỏ

15 năm sau khi ông Putin bước vào điện Kremlin, quân đội Nga đã lớn hơn, mạnh hơn và được trang bị tốt hơn bất cứ lúc nào kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Có khả năng hiệu triệu 3/4 trong số 1 triệu quân thường trực, xe tăng nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trên khắp hành tinh và có lực lượng quân quân lớn thứ 3 thế giới, Nga vẫn giữ được nhiều lực lượng hung mạnh kết hợp với một cựu siêu cường.

Nhưng Nga không chỉ nhanh chóng hiện đại hóa, chi nhiều tiền cho việc tái vũ trang và các chương trình đào tạo lại nhằm chuyên nghiệp hóa các lực lượng được kế thừa từ Liên Xô.

Thế giới có cái nhìn lướt qua đầu tiên về mô hình quân đội mới của ông Putin từ 1 năm trước, khi Nga sáp nhập Crimea mà không mất giọt máu nào.

Với ước tính khoảng 766.000 quân chính quy và 2,5 triệu quân dự bị, quân đội Nga đã bj thu hẹp dưới thời ông Putin và trở thành nước có số quân lính đông thứ 4 thế giới, sau Trung Quốc (2,3 triệu), Ấn Độ (1,4 triệu) và Mỹ (1,3 triệu).

Với công nghệ tương đối thấp, những vũ khí hỏa lực cao đã được khẳng định tại cuộc xung đột Ukraine. Nga Nga vẫn vượt trội với nhiều xe tăng, pháo tự hành và các hệ thống phóng nhiều tên lửa hơn bất cứ quốc gia nào trên hành tinh này.

Xe bọc thép Bumerang mới tại cuộc diễn tập diễu binh ở Quảng trường Đỏ

Tuy nhiên, Nga vẫn còn thua xa Mỹ về tổng sức mạnh và thua nhiều nước phương Tây khác về công nghệ. Kho vũ khí khổng lồ của Nga phần lớn vẫn là những trang bị được thiết kế từ thời Liên Xô và đang bị lão hóa.

 
 
So sánh tương quan lực lượng giữa quân đội Nga, Mỹ và Anh

Ông Putin đã đưa ra một chương trình hiện đại hóa sau cuộc chiến ngắn hỗn loạn giữa Nga và Georgia vào năm 2008.

Trong khi Nga giành chiến thắng, thì ông Putin vẫn nhận ra rằng nếu Nga dùng vũ lực ở “gần nước ngoài” lần nữa, quân đội của ông cần một cuộc đại tu.

Vì vậy, trong năm 2009, điện Kremlin đã lên kế hoạch chi gần 1/3 ngân sách cho quân sự, bất chấp khủng hoảng tài chính toàn cầu. Và con số chi tiêu này tiếp tục tăng lên cho tới nay.

Năm ngoái, Nga chi khoảng 3.247 nghìn tỷ ruble (khoảng 65 nghìn tỷ USD), tương đương 4,5% GDP – cho quốc phòng, theo SIPRI, một viện Chính sách của Thụy Điển cho biết. Con số này đã tăng từ 3,6% GDP kể từ khi ông Putin lên nắm quyền năm 2000.

Ước tính của SIPRI cao hơn so với ngân sách quốc phòng chính thức mà Nga công bố năm 2014 là 2,49 nghìn tỷ ruble. Con số chính thức này vẫn khiến Nga trở thành nước chi tiêu cho quốc phòng lớn thứ 3, sau Mỹ và Trung Quốc.

Theo so sánh, vương quốc Anh dành 2,2% (giảm 3,6% so với cùng kỳ) và đã cắt giảm toàn bộ các chi nhánh của quân đội.

Mới đây nhất, ông Putin đã đầu tư vào xe tăng T-14 Armanta – chiếc xe sẽ ra mắt công chúng cuối tuần này.

Với tháp pháo robot và nhắm mục tiêu tự động, nó được quảng cáo là chiếc xe tăng đầu tiên của Nga có khả năng cạnh tranh với – thậm chí là vượt mặt – những xe bọc thép của phương Tây như Challenger II của Anh và Abrams của Mỹ. Một chương trình đầy tham vọng là tạo ra hơn 2000 xe tăng mới trong 5 năm tới cũng được Nga nhắm tới.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ việc tái vũ trang này sẽ bền vững như thế nào.

Ngân sắc quốc gia của Nga đã bị mòn vẹt do Giá dầu giảm, các lệnh trừng phạt quốc tế và lạm phát tràn lan.

Theo ước tính của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST) ước tính thì 1/3 chương trình hiện đại hóa trị giá 23 nghìn tỷ ruble từ năm 2010 đến 2020 sẽ bị hoãn lại hoặc hủy bỏ.

Bảo Linh (tin tức Telegraph)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news