Tin mới

Đối lập tính cách, bất đồng chính trị, cuộc gặp Trump-Tập sẽ ra sao

Thứ năm, 06/04/2017, 08:46 (GMT+7)

Với sự khác biệt về tính cách và sự bất đồng về chính sách, cuộc hội kiến diễn ra vào ngày mai 6/4 giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump chắc chắn sẽ “không đơn giản”.

Với sự khác biệt về tính cách và sự bất đồng về chính sách, cuộc hội kiến diễn ra vào ngày mai 6/4 giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump chắc chắn sẽ “không đơn giản”.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ có cuộc gặp vào ngày 6-7/4 tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-lago. Hai người đàn ông mang một điểm chung, Tập Cận Bình với “Giấc mộng Trung Hoa”, Trump và mong muốn “Nước Mỹ vĩ đại”, là những tuyên bố mà hai người đàn ông quyền lực nhất thế giới này từng hứa hẹn.

Tuy nhiên, với duy nhất một điểm chung, Trump - Tập Cận Bình tồn tại nhiều bất đồng trên mọi khía cạnh, từ kinh nghiệm ngoại giao đến phong cách chính trị.

Sau 5 tháng nhậm chức với những chỉ trích nhắm vào Trung Quốc, Trump đang tự đưa mình đến thế đối lập. Với những điểm bất đồng ngày càng xuất hiện nhiều, mối quan hệ được xem là quan trọng hàng đầu thế giới này đang đối mặt với nhiều bất ổn.

Với tính cách đối lập và phong cách ngoại giao khác nhau, cuộc hội kiến Trump-Tập Cận Bình sẽ ra sao.

Reuters dự đoán, trọng tâm buổi hội kiến đầu tiên giữa ông chủ Nhà Trắng và ông Tập Cận Bình sẽ xoay quanh việc, liệu Trump có thể lợi dụng mối quan hệ thương mại quan trọng giữa hai nước để gia tăng sức ép đối với Bắc Kinh, buộc nước này phải “nhúng tay” nhiều hơn, can thiệp sâu hơn đối với chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Trước cuộc hội kiến, ông chủ Nhà Trắng Donald Trump đã lên tiếng dự đoán, cuộc gặp gỡ với lãnh đạo cường quốc đứng thứ hai thế giới “sẽ rất khó khăn”. Trước đó, ông trùm bất động sản 70 tuổi này cũng đã nhiều lần chỉ trích, các doanh nghiệp Trung Quốc chính là nguyên nhân khiến nhiều người Mỹ thất nghiệp và cáo buộc Bắc Kinh đã cướp đi “công ăn việc làm” của người dân Mỹ.

Trong thời gian qua, Triều Tiên đã nhiều lần phóng thử tên lửa, bất chấp các lệnh trừng phạt cũng như các phản đối của cộng đồng quốc tế. Cách đây hai ngày, ông Trump cũng đã cảnh báo, Mỹ sẵn sàng “giải quyết” mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên dù có hay không có sự giúp đỡ từ phía Trung Quốc.

Đánh giá về cuộc gặp gỡ giữa ông Tập Cận Bình với ông Trump, một số trơ lý làm việc tại Nhà Trắng nhận định, Jared Kushner-con rể kiêm cố vấn cấp cao có thể sẽ ảnh hưởng đến cuộc gặp này, vì theo một số nguồn tin, đại sứ Trung Quốc tại Mỹ và Kushner đã “dọn đường” cho cuộc gặp gỡ.

Tuy nhiên, điều được nhiều người Trung Quốc đặc biệt chú ý hơn cả là các nghi thức ngoại giao. Trung Quốc vốn là quốc gia rất quan trọng nghi lễ, vì vậy nên mối lo ngại bị “xấu mặt” càng cao hơn sau khi được chứng kiến những buổi hội kiến giữa ông Trump và các lãnh đạo hàng đầu thế giới như Anh, Nhật, Canada. Vì vậy, với Bắc Kinh, “không làm Tập Cận Bình mất mặt chính là ưu tiên hàng đầu”.

Từ trước đến nay, với tầm quan trọng của cuộc hội kiến giữa hai cường quốc có vị thế hàng đầu thế giới, cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ và người đồng cấp Trung Quốc luôn phải tuân theo một kịch bản khắt khe hơn. Đối lập với ông Tập-một người có vẻ ngoài điểm đạm và không xuất hiện trên mạng xã hội, là ông Trump-một người nóng tính với những dòng tweet “thẳng thắn”. Cùng tồn tại chủ nghĩa dân tộc, với mong muốn đưa đất nước mình trở nên “vĩ đại nhât”, cuộc hội kiến có khả năng sẽ đẩy tình hình căng thẳng của Trung Quốc và Mỹ trở nên trầm trọng hơn.

Một cựu quan chức Mỹ, chuyên nghiên cứu về châu Á nhân định, “Donald Trump và Tập Cận Bình vốn không thể là bạn”, vì vậy, “nếu mong muốn khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại gặp gỡ với giấc mơ khiến Trung Hoa phồn thịnh, điều gì sẽ xảy ra”.

Ngay trước cuộc hội kiến, việc Trump sẽ làm được gì để gây sức ép đối với Trung Quốc, khi không có một quốc gia nào có khả năng đối nghịch với Bắc Kinh nếu chiến tranh thương mại xảy ra. Tuy nhiên, một số trợ lý Nhà Trắng khẳng định, Trump sẽ không tung “độc chiêu”, đặc biệt là trong vấn đề thương mại - vốn là lĩnh vực mà ông luôn giữ quan điểm thẳng thắn trong nhiều thập kỷ.

Đây là nguyên nhân khiến nhiều nhà quan sát không thể dự đoán được, liệu hai nhà lãnh đạo có thể tìm thấy điểm chung trong vấn đề Triều Tiên hay vấn đề yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông.

Chuyên gia về Trung Quốc của CSIS (Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược Mỹ), ông Christopher Johnson đã đặt ra câu hỏi, rằng liệu Trump có thể thuyết phục được Tập Cận Bình hay không, khi ông Tập là một lãnh đạo nổi tiếng về cứng rắn và xuất thân từ một gia đình chính trị.

Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc vẫn cẩn trọng trước những cạm bẫy họ có thể mắc phải nếu ông Trump bỗng "thoát ly kịch bản".

Trước đó, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã từng “mắc kẹt” với cái bắt tay mạnh mẽ kéo dài đến 19 giây, hay cuối tháng trước, Thủ tướng Đức Angela Merkel dường như đã bị Trump “bơ” khi đưa ra lời đề nghị bắt tay.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, cuộc gặp gỡ được diễn ra khá sớm. Điều này cho thấy, cả Mỹ và Trung Quốc đều nhận thức được giá trị của việc cố gắng xây dựng mối quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo.

Nghiêm Thu (Reuters, New York Times)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news