Tin mới

Nghịch cảnh chung chồng của hai người phụ nữ bất hạnh

Thứ tư, 12/08/2015, 20:08 (GMT+7)

Ra đi, chấp nhận mất tất cả hay ở lại chịu cảnh chung chồng trong bất hạnh đến cuối đời?

 Ra đi, chấp nhận mất tất cả hay ở lại chịu cảnh chung chồng trong bất hạnh đến cuối đời?

Tôi quyết định lấy anh khi đã quá lứa và được người quen giới thiệu cho anh, một người đàn ông chín chắn và ấm áp nhưng mãi vẫn không lấy vợ. Chúng tôi cưới nhau mà hầu như không có tình yêu, nhưng càng ngày tôi lại càng yêu anh vì sống chung mới biết anh là người sống tình cảm, luôn ân cần và quan tâm không chỉ tôi mà với mọi người xung quanh nữa. Vì lấy chồng muộn nên tôi khó sinh em bé, 2 năm cưới nhau nhưng chúng tôi vẫn chưa có tiếng cười con trẻ. Việc này không ít lần làm tôi tổn thương vì bố mẹ anh thường chì chiết tôi, luôn đe dọa tôi rằng sẽ bắt anh lấy vợ hai để có con. Nhưng anh luôn ra mặt bảo vệ tôi đến cùng, anh bảo rằng con cái là của trời cho không phải cứ có là có. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ khiến tôi cảm kích.

Có nên chung chồng, chịu cảnh bất hạnh đến cuối đời nhưng vẫn được ở bên anh (ảnh minh họa)

Nhưng thời gian gần đây, tôi thường thấy anh thức dậy giữa đêm, một mình hút thuốc ngoài ban công rất buồn. Tôi sợ rằng vì mình không sinh được con cho anh đã khiến anh khó xử với bố mẹ và thèm khát con trẻ. Đã có lần tôi muốn giải thoát cho anh nhưng vì yêu anh, tôi đã không đủ dũng cảm để thực hiện. Nhưng rồi có một bí mật khác của anh mà tôi không hề hay biết.

[mecloud]QQJ3J6q9ZD[/mecloud]

Một người quen cho tôi biết trong một lần đi thăm trại trẻ mồ côi ở Sài Gòn có tình cờ thấy anh ẵm bế và chơi với một bé trai trong đó. Lúc đầu tôi nghĩ rằng anh có ý định nhận con nuôi và rất vui nếu bố mẹ anh cũng đồng ý, nhưng khi tôi hỏi thì anh tỏ ra lúng túng. Phải rất lâu sau đó anh mới thú nhận đó là con trai của anh và người yêu cũ đang là người nuôi trẻ trong đó.

Ngày xưa, anh và chị ấy yêu nhau nhưng bị gia đình chị ngăn cấm vì họ chê anh nghèo. Họ đã chuyển khỏi địa phương để lên Sài Gòn sống và mất liên lạc từ đó. 6 tháng gần đây, chị liên hệ với anh và cho biết, bố mẹ chị đã mất trong một tai nạn ô tô, gia đình không còn tài sản gì, một mình chị năm đó đã cưỡng lại sự ngăn cản của gia đình, một mình nuôi con, nhưng cũng không muốn làm trái ý bố mẹ nên đã không tìm anh. Đứa bé bây giờ đã đến tuổi đi học, vì vậy anh định lựa lời nói với tôi đón bé về nhưng chưa có dịp. Tôi biết bao nhiêu năm nay anh vẫn thương tôi nhưng tình yêu thì anh vẫn luôn dành cho mẹ của em bé.

Tôi đã suy nghĩ rất nhiều, nếu anh đón đứa trẻ về thì cả anh, cả bố mẹ anh cùng vui nhưng nếu chỉ đón đứa bé về thì mẹ em bé có lẽ cũng không đồng ý. Sau lần đó tôi có đến thăm chị và bé. Ấn tượng ban đầu của tôi về chị là một người nhã nhặn, chị cũng thông cảm với hoàn cảnh của tôi, chị nói liên lạc với anh chỉ để cha con nhận nhau chứ chị không có ý định xen vào hôn nhân của chúng tôi. Sau cuộc nói chuyện với chị, tôi nói chuyện với ai về việc đón mẹ con chị ấy về sống chung với chúng tôi nhưng anh không đồng ý, anh bảo như vậy sẽ thiệt thòi cho tôi. Nhưng bố mẹ anh thì không như vậy, họ sốt sắng đón cháu nội nên đã gây áp lực cho anh. Anh buộc phải lên Sài Gòn đón chị và cháu về chơi, bảo sẽ ở chơi một tuần rồi chị sẽ đi để cháu lại. Nhưng khi chị bước vào nhà, tôi có cảm giác như mình là người thừa trong gia đình này. Ông bà quý cháu, anh chăm sóc kín đáo cho chị dù đã để ý đến thái độ của tôi. Tôi biết không thể chung sống như thế này khi mỗi ngày tôi đều đau khổ khi hai người họ bối rối trao cho nhau những ánh mắt yêu thương vì sự có mặt của tôi ở đó. Có chăng tôi nên là người ra đi như đã có lần tính đến để giải thoát cho anh, để anh không còn phải khó xử mỗi khi muốn quan tâm đến con và người cũ nữa. Nhưng nếu tôi ra đi, mọi thứ sẽ phải bắt đầu lại từ đầu, gần 40 tuổi, tôi chẳng có gì trong tay. Tôi thực sự rất khó nghĩ và khó để quyết định. Hãy vẫn chấp nhận cảnh chung chồng một cách bất hạnh như vậy đến cuối đời? Xin hãy cho tôi lời khuyên?

Phương Hiền (Đồng Nai)

Thanh Tâm trả lời:

Như chị biết đấy, nhiều khi sướng hay khổ, hạnh phúc hay bất hạnh nhiều khi còn do chủ quan suy nghĩ và đánh giá của mỗi người nữa phải không chị? Nếu bằng lòng với những cái mình có,( tuy là ít ỏi) giữ gìn và vun đắp cho nó thì đó là sướng, là hạnh phúc, là sự đủ đầy mặc dầu những cái mình có không là bao nhiêu so với của người ta nhưng đối với người ta thì vẫn thấy thiếu.

Chị nay đã có chồng, có tình yêu và sự kính nể đối với chồng sau hôn nhân; lấy chồng muộn khó có con, chị mong muốn chồng nhận con nuôi; nay có cơ hội nuôi con của chồng thay vì nhận con nuôi. Nếu suy nghĩ tích cực muốn đem lại hạnh phúc cho chồng, cho con chồng, cho người yêu cũ của chồng thì chị sẽ cảm thấy hạnh phúc, chị không hề là người thừa, mà trái lại chị là người họ kính nể, họ đội ơn chị cả đời, vì chị đã đem lại hạnh phúc cho cả gia đình họ. Khi đó, chị sẽ cảm thấy hạnh phúc, chị vẫn có chồng, có con, có gia đình chồng và có chị em gái kính nể chị, cùng chăm lo chia sẻ vui buồn hạnh phúc cùng chị. Còn ngược lại, nếu suy nghĩ tiêu cực, không muốn đưa lại hạnh phúc cho mọi người, chị cảm thấy mình là người thừa và bỏ đi để cho anh khỏi khó xử. Giải pháp này mọi người mất nhiều hơn được, chị thì hầu như mất tất cả, anh ấy càng khó xử hơn, cảm thấy mình có lỗi với mọi người, làm tan vỡ ước mơ hạnh phúc của hai người phụ nữ thì làm sao có thể yên tâm sống với người yêu cũ trong khi người vợ phải bỏ nhà ra đi; và còn chị ấy hạnh phúc sao được khi người vợ có hôn thú của chồng phải rứt áo ra đi. Chị hãy bình tĩnh, cân nhắc cái được cái mất của từng giải pháp ở lại hay ra đi để quyết định chị ạ.

Chuyên mục hợp tác giữa báo Người đưa tin và Tư vấn Thanh Tâm thuộc Hội khoa học tâm lý tư vấn giáo dục Việt Nam.

Tâm sự và chia sẻ của bạn đọc chuyên mục Adam-Eva xin vui lòng gửi về địa chỉ email:[email protected] hoặc gọi điện qua đường dây 1900 6674 để được giải đáp.

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news