Tin mới

Bí ẩn hồ tử thần xóa sổ ngôi làng chỉ sau một đêm

Thứ hai, 28/08/2017, 13:59 (GMT+7)

Một trong những thảm kịch tự nhiên bí ẩn nhất lịch sử xảy ra tại hồ Nyos vốn được hình thành từ miệng núi lửa đã ngừng hoạt động ở Cameroon.

Một trong những thảm kịch tự nhiên bí ẩn nhất lịch sử xảy ra tại hồ Nyos vốn được hình thành từ miệng núi lửa đã ngừng hoạt động ở Cameroon.

Ngày 21/8/1986, trong một thảm kịch xảy ra, cả ngôi làng đã bị xóa sổ. Đây được coi là thảm kịch tự nhiên, kỳ lạ và bí ẩn nhất trong lịch sử xảy ra tại khu vực hồ Nyos - vốn được coi là hồ nước hình thành trên miệng núi lửa đã ngừng hoạt động ở vùng Đông Bắc Cameroon. 

Hình ảnh động vật chết la liệt khi thảm kịch xảy ra. 

Theo đó, không có bất kỳ dấu hiệu nào báo trước, từ lòng hồ đã tạo nên một đám mây chết chóc bao trùm toàn bộ vùng đất trong vòng bán kính 25km (16 dặm) và di chuyển với  tốc độ gần 100km/h. Bàn tay thần chết của đám mây đã rút kiệt khí oxy trong không khí, rải xác chết trên đường đi của nó, khiến 1.746 người và hơn 3.500 sinh vật sống khác tử vong chỉ trong vòng vài phút.

Thảm họa này được mô tả hệt như những cảnh trong ngày tận thế của Kinh thánh, với cảnh người và vật chết trong đau đớn mà không rõ lý do, không một dấu vết. Rất nhiều người dân từ các làng Cha, Nyos, Subum thuộc phạm vi ảnh hưởng của hồ chết ngay trong giấc ngủ của mình.

Tất cả những người khác đã tử vong ngay sau khi họ đi ra cửa để nhìn xem chuyện gì đang xảy ra. Một vài người còn sống sót kể lại về thảm kịch kinh hoàng này: “Tôi không thể thốt lên lời. Tôi bắt đầu mê man. Tôi không thể mở miệng được vì ngửi thấy một mùi thật kinh khủng… Tôi nghe thấy con gái mình đang ngáy theo một cách thật ghê sợ, thật bất bình thường… Khi tôi đi qua giường con gái… tôi đã gục ngã… Tay tôi bị vài vết thương mà tôi không biết nó ở đâu ra. Tôi muốn cất tiếng nói nhưng hơi thở không bật ra… Con gái tôi thì đã chết".

Theo các nhà khoa học, vào thời điểm này, hồ Nyos đã thải ra một lượng khí độc CO2 khổng lồ từ 300 đến 1,6 triệu lít. Và vì khí CO2 nặng hơn không khí xung quanh, nó nhanh chóng chìm xuống các thung lũng dưới đây, bao trùm nó trong một tấm lưới khí độc dày đặc. Đó là lời tường thuật của anh Joseph Nkwain, người tỉnh dậy sau ba tiếng bị bất tỉnh. Anh trốn thoát được do đã kịp thời chạy xe máy vượt xa tầm ảnh hưởng của đám mây.

Do nằm trên miệng núi lửa nên các khí độc đó thoát ra đều được lưu trữ hết từ ngày này qua ngày khác trong lòng hồ, tích tụ dần thành một lượng lớn tập trung ở vùng nước sâu nhất.  Do sự chênh lệch nhiệt độ của vùng nhiệt đới đã tạo ra dòng nước ấm "bao trùm" lên dòng nước lạnh dưới đáy. Tuy nhiên, tấm màn này đã bị phá vỡ không hiểu vì lý do gì và gây nên thảm kịch.

Để ngăn chặn thảm kịch này xảy ra một lần nữa, năm 2001, các kỹ sư đã lắp đặt dưới lòng hồ một bộ đường ống để hút khí CO2 và thải nó từ từ vào không khí. 

Năm 2011, một bộ ống khác cũng được lắp đặt thêm sau khi các nhà nghiên cứu đưa ra lời cảnh bảo vì vụ nổ khí gas có thể lớn hơn những thảm họa trước đó. 

Hồng Hạnh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news