Tin mới

Chuyên gia phong thủy tiết lộ 3 ngày dọn bàn thờ đón Tết tốt nhất trong năm 2018

Thứ sáu, 02/02/2018, 14:05 (GMT+7)

Lau dọn, bài trí bàn thờ là việc phải làm của người Việt vào mỗi độ Tết về. Đây không chỉ là dịp để con cháu bày tỏ tấm lòng thành kính với bậc bề trên mà còn ảnh hưởng đến phong thủy của gia chủ.

Lau dọn, bài trí bàn thờ là việc phải làm của người Việt vào mỗi độ Tết về. Đây không chỉ là dịp để con cháu bày tỏ tấm lòng thành kính với bậc bề trên mà còn ảnh hưởng đến Phong thủy của gia chủ.

Dọn dẹp bàn thờ đón Tết là một trong những công việc quan trọng nhất vào dịp cuối năm. Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia phong thủy để mọi người có thể dọn dẹp bàn thờ đúng cách, đúng ngày và hợp phong thủy.

Nên cẩn thận để không làm đổ vỡ đồ thờ. (Ảnh minh họa)

Nên lau dọn bàn thờ vào ngày nào

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Võ Uyên Mi (TP.HCM), trong tháng Chạp năm nay, có 3 ngày tốt để dọn dẹp bàn thờ.

24 tháng Chạp (tức ngày 9/2/2018) là ngày Nhâm Thân, tháng Quý Sửu. Đây là một trong những ngày tốt nhất trong tháng. Nếu muốn năm mới vạn sự như ý, làm ăn phát đạt thì nên dọn bàn thờ vào ngày này.

Giờ tốt nhất trong ngày này là giờ Thìn (7 – 9 giờ), giờ Tỵ (9 -11 giờ), Mùi (13 – 15 giờ).

Những người tuổi Dần thì hạn chế dọn dẹp vào ngày này.

29 tháng Chạp (14/2/2018), ngày Đinh Sửu, tháng Quý Sửu. Giờ tốt nhất để tiến hành lau dọn bàn thờ là 5- 7 giờ (giờ Mão), 9 – 11 giờ (giờ Tỵ), 15 – 17 giờ (giờ Thân), 19- 20 giờ (giờ Tuất).

Người tuổi Mùi thì không nên lau dọn bàn thờ vào ngày 29 tháng Chạp.

30 tháng Chạp (15/2/2018) là ngày Hoàng đạo cuối cùng trong năm Đinh Dậu. Do vậy, gia chủ nên tranh thủ dọn dẹp bàn thờ để gia tăng vượng khí cho ngôi nhà. Những giờ tốt trong ngày này là giờ Thìn (7 – 9 giờ), giờ Tỵ (9-11 giờ).

Trong ngày này, người tuổi Thân nên hạn chế lau dọn.

Không nên lau dọn bàn thờ thường xuyên, 2 - 3 tháng hãy làm một lần. (Ảnh minh họa)

Cách lau dọn bàn thờ

- Không làm đổ vỡ đồ thờ: Đồ thờ cúng trên bàn thờ là những vật linh thiêng, thể hiện sự trang trọng tôn kính với người thân và tổ tiên đã khuất, nên theo quan niệm dân gian, nếu không cẩn thận làm đổ vỡ thì gia chủ sẽ gặp chuyện không may vì thiếu đi sự tôn trọng với người đã khuất.

- Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh. 

- Tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước bài vị của thần Phật. Người xưa quan niệm như vậy là bất kính, mạo phạm với thần phật, thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.

- Không được rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”, nên dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.

Cách lau dọn bàn thờ để không tán lộc, động tài 

Theo ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người), trước khi lau dọn bàn thờ (bao sái), người bao sái cần tắm rửa sạch sẽ và dịp này chỉ nên lau sạch đèn nến, đồ thờ, không làm tổng thể như dịp Tết. Tối kị động chạm dịch chuyển bát hương vì quan niệm thần linh, gia tiên khó an vị để phù hộ con cháu.

Bàn thờ là một yếu tố vô cùng quan trọng còn mang lại tài lộc, an khang, sức khỏe tâm linh cho mọi người trong gia đình.

Ngoài ra, với những gia đình có thờ thần Phật và tổ tiên thì phải lau bài vị của thần Phật trước. Sau đó, thay nước và lau bài vị của tổ tiên, tuyệt đối không được làm ngược lại. Người xưa quan niệm như bậy là bất kính, mạo phạm với các vị thần Phật.

Trang Vũ (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news