Tin mới

Phong tục ngày Tết: Hái lộc đầu năm và những lưu ý cần biết

Thứ năm, 11/02/2016, 14:15 (GMT+7)

Phong tục hái lộc đầu năm vào đêm giao thừa là một trong những phong tục lâu đời của người Việt Nam. Tuy nhiên bạn cần phải lưu ý một số điều khi đi hái lộc vào đầu năm.

Phong tục hái lộc đầu năm vào đêm giao thừa là một trong những phong tục lâu đời của người Việt Nam. Tuy nhiên bạn cần phải lưu ý một số điều khi đi hái lộc vào đầu năm.

Ý nghĩa

Tục hái lộc đầu năm là tục lệ lâu đời của người Việt. Ảnh: Internet

Trong phong tục từ thời xưa, cứ đến đêm giao thừa hoặc sớm mùng 1 Tết, người dân đến đình chùa hoặc đền phủ để hái một cành lộc non để mang về với ý nghĩa xin cành lộc nhỏ chốn linh thiêng để rước tài, rước may mắn về nhà. 

Trước đây các cụ chỉ hái một cảnh rất nhỏ như cây sanh, si, sung đa... rồi treo trước cửa hoặc cắm vào bình hoa. 

Theo các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người (Liên hiệp Hội KH & KT Việt Nam), tục hái lộc là một nét đẹp văn hóa. Lộc là nụ đầu tiên, mầm non mới nhú. Hái lộc ở đền, chùa ngụ ý xin hưởng một chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân đầu năm mới.

Không phải chặt cây, bẻ cành là có lộc

Ngày nay phong tục này đã bị mai một và dần bị biến tướng. Ảnh: Internet

Ngày nay phong tục đã bị mai một và biến tướng dần đi. Nhiều người cho rằng cứ cành cây to thì lộc càng nhiều. Thậm chí nhiều người còn mang cả dao để đi chặt.

Hái lộc như nào cho đúng

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc hái lộc non mang lại may măn chỉ là phong tục và không hề có cơ sở chứng minh cho việc này.Lộc ở đây mang nhiều nghĩa: Sự sinh sôi, nảy nở, tài lộc...

Những năm gần đây, nhiều người dân có sáng kiến dùng mía tím cả cây có ngọn để thay lộc, thay thế một phần nạn bẻ lộc, hại cây đầu xuân...

Việc mang một cây mía có ngọn vừa mang được chồi lộc vừa mang được vị ngọt về nhà cho sinh sôi nảy nở và giữ gìn được cảnh quan chung, giữ gìn phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Minh Di (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news