Tin mới

Phụ huynh "choáng" trước hình ảnh để được tự do chim khổng tước đầu độc cả đàn con trong truyện ngụ ngôn dành cho trẻ em

Thứ sáu, 19/01/2018, 10:32 (GMT+7)

Vì không muốn sống trong cảnh tù túng, chim khổng tước bố đã nghĩ ra cách tìm cỏ có tẩm độc cho đàn con mình ăn để chết với mong muốn những chú chim nhỏ được tự do.

Vì không muốn sống trong cảnh tù túng, chim khổng tước bố đã nghĩ ra cách tìm cỏ có tẩm độc cho đàn con mình ăn để chết với mong muốn những chú chim nhỏ được tự do.

"Hoảng hồn" khi chim khổng tước bố giết chết đàn con bằng thuốc độc để thoát khỏi cảnh “tù túng”

Câu chuyện về nội dung sách phản cảm dành cho trẻ nhỏ vẫn chưa có hồi kết khi mới đây nhiều bậc phụ huynh không khỏi hốt hoảng khi phát hiện nội dung trong cuốn sách "100 truyện ngụ ngôn hay nhất" do NXB Văn Học và Minh Long Book liên kết phát hành năm 2016.

Phụ huynh choáng trước hình ảnh để được tự do chim khổng tước đầu độc cả đàn con trong truyện ngụ ngôn dành cho trẻ em - Ảnh 1.

Cuốn sách " "100 truyện ngụ ngôn hay nhất".

Cụ thể trong cuốn sách dày 203 trang, được bán với giá niêm yết 65.000 đồng, tại trang số 172-173 có truyện "Chim khổng tước và con của nó".

Nội dung của câu chuyện này được tóm tắt là chim khổng tước nuôi một đàn con, hàng ngày đi kiếm mồi cho con. Một ngày nọ, khi đưa mồi về không thấy đàn con nhỏ, chim bố vô cùng buồn. Sau đó, chim khổng tước bố được báo là đàn con của mình bị một gia đình nông dân bắt nuôi nhốt trong lồng. Chim bố tìm đến nơi những chú chim nhỏ bị nuôi nhốt, cố gắng hết sức để cứu đàn con của mình nhưng vô vọng, đến ngày thứ 2 chim khổng tước bố đã mang ít ngọn cỏ độc để đàn con mình ăn và tất cả đều chết.

Phụ huynh choáng trước hình ảnh để được tự do chim khổng tước đầu độc cả đàn con trong truyện ngụ ngôn dành cho trẻ em - Ảnh 2.
Phụ huynh choáng trước hình ảnh để được tự do chim khổng tước đầu độc cả đàn con trong truyện ngụ ngôn dành cho trẻ em - Ảnh 3.

Nội dung truyện "Chim khổng tước và con của nó" khiến nhiều bậc phụ huynh hốt hoảng.

"Chim khổng tước con nhìn thấy chim bố đã đến tìm, chúng kêu rối rít như cầu xin bố giúp chúng trở về với tự do. Chim bố dũng cảm lao vào chiếc lồng lạnh lẽo, dùng mỏ và móng vuốt kéo song sắt của chiếc lồng. Đây là nhiệm vụ quá nặng nề mà nó không thể hoàn thành. Chim khổng tước buồn bã khóc và bay đi. Ngày hôm sau, chim khổng tước lại đến bên chiếc lồng nhốt các con của mình, qua song sắt nó hôn từng đứa con. Nó đặt vào trong lồng một ít cỏ, đó là những ngọn cỏ độc. Các con chim non bị ngộ độc chết hết" – trích phần kết nội dung của truyện.

Phụ huynh choáng trước hình ảnh để được tự do chim khổng tước đầu độc cả đàn con trong truyện ngụ ngôn dành cho trẻ em - Ảnh 4.

Ý nghĩa của truyện mà cuốn sách đưa ra liệu còn có ý nghĩa giáo dục cho trẻ?

Đặc biệt, cuốn sách cũng đưa ra ngụ ý của câu chuyện: "Đối với loài chim, được tự do bay lượn trên bầu trời xanh còn quý hơn sinh mạng".

Rất nhiều bậc cha mẹ phụ huynh đã không khỏi ngạc nhiên khi phát hiện con mình đọc câu chuyện trong cuốn sách, thậm chí một số người còn bày tỏ, không hiểu vì sao phía đơn vị phát hành, xuất bản lại sưu tầm, dịch thuật một truyện dành cho trẻ em như thế.

Trao đổi với chúng tôi, chị Hương Hà trú tại Hà Đông (Hà Nội) cho hay: "Tôi không hiểu vì sao câu chuyện này lại đưa vào một cuốn sách ngụ ngôn dành cho trẻ nhỏ, thử hỏi hành động chim bố giết chết con mình bằng thuốc độc như thế liệu có đúng định hướng không, rồi nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý của trẻ".

Phụ huynh choáng trước hình ảnh để được tự do chim khổng tước đầu độc cả đàn con trong truyện ngụ ngôn dành cho trẻ em - Ảnh 5.

Đã đến lúc cha mẹ nên kiểm soát nội dung những cuốn sách dành cho trẻ nhỏ để tránh ảnh hưởng đến trí tuệ của con em mình.

Trong khi đó, một số phụ huynh khác đã phải thốt lên rằng, không thể chấp nhận được những truyện nhảm nhí như thế này được bán cho trẻ con đọc, rồi những hành động thế sẽ gieo rắc vào đầu óc trẻ những gì.

"Sách truyện, truyện tranh, sách online, các kênh Youtube dành cho trẻ nhỏ, trò chơi… theo tôi nghĩ cha mẹ cần quản lý và thẩm định trước khi cho con em mình tiếp cận để tránh ảnh hưởng đến tâm sinh lý, sự hình thành tính cách…", chị Lan Phương có con đang học lớp 2 cho hay.

Năm nào sách trẻ em phản cảm cũng xuất hiện

Nhiều năm nay, thị trường tại nước ta phát triển mạnh, đi kèm theo đó là mỗi năm có hàng trăm, hàng nghìn đầu sách được đưa ra thị trường. Tuy nhiên, câu chuyện về kiểm duyệt nội dung dành cho trẻ em chưa phù hợp còn có phần lỏng lẻo. Chính vì vậy có nhiều cuốn sách sau khi phát hành đã gây ít nhiều phản ứng của những bậc làm cha mẹ.

Thậm chí, nhiều cuốn sách dành cho trẻ nhỏ nhưng lại có cảnh chém giết, đầu độc, mẹ giết con... khiến phụ huynh không khỏi giật mình.

Năm 2013, rất nhiều phụ huynh đã không khỏi ngạc nhiên và bức xúc với cuốn sách Đồng Dao dành cho trẻ mầm non do NXB Mỹ Thuật và Nhà sách Đinh Tị ấn hành.

Phụ huynh choáng trước hình ảnh để được tự do chim khổng tước đầu độc cả đàn con trong truyện ngụ ngôn dành cho trẻ em - Ảnh 6.

Sách phản cảm khiến rất nhiều phụ huynh đau đầu.

Nguyên văn bài đồng dao này:

"Ở với ai? Với bà.

Bà gì? Bà ngoại.

Ngoại gì? Ngoại xâm.

Xâm gì? Xâm lăng.

Lăng gì? Lăng Bác.

Bác gì? Bác Hồ.

Hồ gì? Hồ ao.

Ao gì? Ao cá.

Cá gì? Cá quả

Quả gì? Quả đấm."

Năm 2015, dư luận hoảng hồn khi đọc những dòng chữ được một phụ huynh chụp lại từ cuốn sách "Truyện Cổ tích Việt Nam", truyện "Thỏ trắng và Hổ xám" có khá nhiều "sạn", ngôn từ thô tục, cách diễn tả trần trụi, có nội dung bạo lực.

Trong câu truyện cổ tích khá quen thuộc này, chú thỏ trắng thông minh, nhanh nhẹn đã nhiều lần lừa hổ xám để tránh bị ăn thịt. Câu chuyện này đã quen thuộc với nhiều thế hệ người đọc, tuy nhiên, cách nhóm biên soạn cuốn sách dùng những từ ngữ trần trụi, thô tục để nói đến việc thỏ đi đại tiện hay sử dụng cách diễn tả "thật thà" khi kể chi tiết: "Thỏ nhẹ nhàng nhảy xuống bóp d… hổ", thậm chí, đưa cả câu chửi bậy vào truyện thì thật khó chấp nhận. Cuốn sách này được NXB Hải Phòng in ấn và xuất bản năm 2014.

Phụ huynh choáng trước hình ảnh để được tự do chim khổng tước đầu độc cả đàn con trong truyện ngụ ngôn dành cho trẻ em - Ảnh 7.

Ngôn từ không phù hợp, nội dung tục tĩu trong sách dành cho trẻ nhỏ.

Trong năm 2016, rất nhiều người không khỏi "choáng váng" khi đọc cuốn "Học sinh cười", trong đó có truyện "Bé Tý và cô giáo" (trang 12) khi hồn nhiên sử dụng ngữ cảnh ám chỉ những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể con người, hay chuyện "Phân biệt S và X" (trang 16), tác giả dùng ngôn từ hết sức tục tĩu để dạy trẻ học chữ. Ở trang 17 cũng có một cuộc đối thoại hết sức phản cảm giữa cô và trò trong một lớp học.

Phụ huynh choáng trước hình ảnh để được tự do chim khổng tước đầu độc cả đàn con trong truyện ngụ ngôn dành cho trẻ em - Ảnh 8.

Rất nhiều bậc cha mẹ không khỏi lo lắng trước nội dung sách dành cho con em mình (ảnh L.B).

Còn trong "Thế nào là số đẹp?", một cậu học trò đưa ra một con số và nói rằng: "Đơn giản nếu một cặp nào đó cùng làm một việc thì trong vòng không quá năm tuần, họ sẽ hiểu rằng sau chín tháng sẽ xuất hiện người thứ ba"...

* Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu về vấn đề này.

Theo afamily/Trí thức trẻ

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news