Tin mới

Những quan niệm sai lầm khi đeo kính cận mà bạn cần tránh

Thứ sáu, 12/05/2017, 14:27 (GMT+7)

Nếu bạn chẳng may bị cận thị hay viễn thị, loạn thị hoặc lệch khúc xạ bạn cần đi khám tại các chuyên khoa mắt và được đeo kính thuốc. Nhưng bạn cũng cần chú ý một số sai lầm hay mắc phải khi đeo kính thuốc.

Nếu bạn chẳng may bị cận thị hay viễn thị, loạn thị hoặc lệch khúc xạ bạn cần đi khám tại các chuyên khoa mắt và được đeo kính thuốc. Nhưng bạn cũng cần chú ý một số sai lầm hay mắc phải khi đeo kính thuốc.

Sau một thời gian mang kính, đôi mắt trở nên lờ đờ, mất tự nhiên, không còn tinh anh, nhanh nhẹn nữa. Đó là do trong quá trình đeo kính, bạn thường xuyên mắc phải những sai lầm sau đây.

Người cận dưới 0,75 điốp thì không cần phải đeo kính thuốc, nếu dưới 2,5 điốp có thể bỏ kính thuốc khi đọc gần.

1. Không đeo hoặc chỉ đeo kính khi học/làm việc

Một số bạn vì ngại xấu hoặc cho rằng đeo kính nhiều dễ bị phụ thuôc vào kính làm cho mắt kém hơn nên hạn chế việc đeo kính tối đa, chỉ đeo khi học hoặc cần làm việc với máy tính. Trên thực tế, kính là dụng cụ hỗ trợ cho mắt, không có nó, mắt phải cố điều tiết để nhìn rõ khiến trục nhãn cầu càng dài thêm, làm tăng độ cận. Chưa kể đến việc đeo kính thấp số hơn độ cận cũng dễ làm thị giác ngày một yếu đi.

2. Dùng kính sai độ

Người cận dưới 0,75 điốp thì không cần phải đeo kính thuốc, nếu dưới 2,5 điốp có thể bỏ kính thuốc khi đọc gần.

Kính quá nhẹ so với độ cận của mắt sẽ khiến tầm nhìn không được rõ, nhưng nếu kính nặng hơn độ cận của mắt thì cực kỳ nguy hiểm. Lúc này, mắt phải căng ra, nhìn lâu sẽ dẫn đến bị mỏi, không chỉ ảnh hưởng đến công việc, học tập mà còn khiến thị lực bị suy giảm nhanh. Do đó, cần thường xuyên khám mắt theo định kỳ để có thể xác định được độ cận chính xác nhất của mắt. 

3. Không đeo chung kính thuốc

Mỗi người có 1 khoảng cách đồng tử khác nhau. Đeo kính thuốc không phù hợp với khoảng cách giữa hai đồng tử thường làm cho người đeo kính thuốc có cảm giác khó chịu, nhìn vật không rõ, thị lực tăng ít và nhất là thường hay gây ra nhức đầu, mỏi mắt.

Phải thường xuyên kiểm tra mắt khi có tật khúc xạ, từ 3 đến 6 tháng 1 lần. Nếu thầy thuốc nhãn khoa chỉ định thay số kính thuốc mới, cần tuân thủ nghiêm ngặt.

4. Không tập thể dục cho đôi mắt

Bạn có thể chăm chỉ tới phòng gym để sở hữu một cơ thể lý tưởng nhưng đôi khi lại quên mất việc thể dục cho mắt. Những bài tập này chỉ kéo dài từ 3 – 5 phút nhưng giúp mắt bạn được nghỉ ngơi, cải thiện sự tập trung. Bạn có thể tham khảo 2 động tác sau:

- Chớp mắt: 2 phút đầu: chớp mắt 3 giây/lần, 2 phút sau: chớp mắt 20 giây/lần.

- Tập trung nhìn xa gần: Đặt 1 ngón tay trước mắt, cách khoảng 25 – 20 cm, tập trung nhìn cả 2 mắt vào đầu ngón tay. Sau đó chuyển ánh nhìn tập trung vào một vật khác xa hơn, cách mắt 3 – 6m. Hoán chuyển ánh nhìn gần – xa liên tục, mỗi lần giữ trong khoảng 30 giây.

5. Không đeo kính râm hoặc đeo kính râm không số khi đi nắng

Bạn nên tập cho mình thói quen đeo kính râm do kính râm còn bảo vệ bạn khỏi các tác nhân ô nhiễm từ môi trường, giảm thiểu tình trạng viêm, đau mắt.

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không đeo kính râm cũng là một tác nhân khiến mắt bị tăng số. Các tia UV có trong bức xạ mặt trời khiến mắt bạn bị lão hóa nhanh chóng, tăng nguy cơ ung thư da quanh mắt và các bệnh khác như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng. Bạn nên tập cho mình thói quen đeo kính râm do kính râm còn bảo vệ bạn khỏi các tác nhân ô nhiễm từ môi trường, giảm thiểu tình trạng viêm, đau mắt.

Bên cạnh lưu ý đeo kính râm khi ra ngoài trời nắng hoặc đi xa, bạn cũng cần lưu ý lựa chọn kính râm theo số cận của mình. Nếu không, chẳng khác nào bạn bị cận mà lại đeo kính sai số, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đáng kể cho mắt.

Trang Vũ (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news