Tin mới

Sự thật việc uống bia giúp giải khát khi nắng nóng đỉnh điểm

Thứ hai, 05/06/2017, 10:42 (GMT+7)

Với nhiều người, việc cùng nhau tụ tập vào mỗi buổi chiều khi trời quá nắng nóng hay cuối tuần để chạm vài cốc bia không có gì quá xa lạ, nhưng nếu uống liên tục thì quả thực sẽ khiến sức khỏe của bạn báo động.

Với nhiều người, việc cùng nhau tụ tập vào mỗi buổi chiều khi trời quá nắng nóng hay cuối tuần để chạm vài cốc bia không có gì quá xa lạ, nhưng nếu uống liên tục thì quả thực sẽ khiến sức khỏe của bạn báo động.

Những ngày hè nóng bức, còn gì tuyệt vời hơn khi được uống ly bia mát lạnh. Tuy nhiên, nếu nghĩ đây là cách hay để giải nhiệt cơ thể thì có thể bạn đã lầm!

Chính vì thói quen “ngày hè là phải uống bia cho mát” đã trở thành động lực để các quý ông “thả phanh” trong mọi cuộc nhậu. Theo tổ chức nghiên cứu thị trường Eurowatch, Việt Nam là quốc gia đứng đầu khu vực, đứng thứ ba Châu Á về lượng tiêu thụ bia.

Uống nhiều bia khiến bạn đi tiểu nhiều hơn bình thường

Bia là một phần không thể thiếu trên bàn nhậu suốt 4 mùa của đàn ông Việt, nhưng xem ra mùa hè là lúc bia được “sủng ái” nhiều nhất. Dạo quanh các quán bia vào mỗi buổi chiều, chúng ta sẽ thấy được không khí uống bia rộn ràng, tấp nập đầy khí thế. Mọi cảm giác nóng bức, khó chịu trong người dường như tiêu tan khi được nhấp ngụm bia mát lạnh. Có lẽ các quý ông không biết rằng, nạp nhiều bia là tăng gánh nặng cho gan, đẩy lượng cồn trong cơ thể tăng cao và ứ đọng ở gan, gây ra gan nhiễm mỡ, viêm gan hoặc xơ gan…

Hạ đường huyết

Như đã nói, uống bia gây chướng bụng, đầy hơi làm cho người uống mất cảm giác đói, ăn ít hơn. Lúc này, cơ thể sẽ tiêu thụ những năng lượng được dự trữ trong cơ thể, cộng thêm việc cồn có trong máu khiến dễ gây ra hạ đường huyết, triệu chứng: Chóng mặt, lạnh người, hạ huyết áp…

Uống bia không phải là cách để giải nhiệt cơ thể.

Bia vào tăng “nhiệt” cho gan

Uống bia có thể đem lại cảm giác mát mẻ, làm dịu cơn khát nhưng không có tác dụng giải nhiệt mà còn làm cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn. Khi uống bia, chất cồn được hấp thu nhanh chóng vào máu qua niêm mạc dạ dày và ruột. Toàn bộ lượng máu ở đường tiêu hóa đều phải “kiểm dịch” qua gan trước khi đi vào hệ tuần hoàn cơ thể. Vì vậy, gan là nơi tập trung nồng độ cồn cao nhất.

Tế bào gan có hệ thống men (enzyme) chuyển hóa cồn, uống nhiều bia làm các enzym chống oxy hóa của gan suy yếu. Khả năng giải độc, chuyển hóa cồn của gan có hạn, nó chỉ có thể xử lý được một lượng cồn nhất định mỗi giờ. Nếu bạn uống quá mức, nồng độ cồn tăng dần trong máu, gan sẽ không thể giúp bạn đào thải độc tố ra ngoài. Khi độc tố trong máu tăng cao lâu dài dẫn tới các bệnh về gan như: xơ gan, gan nhiễm mỡ hoặc ung thư gan. Trên 30% số người uống rượu bia sẽ bị gan nhiễm mỡ, có nguy cơ mắc viêm gan nặng và tử vong.

Ngoài ra, uống nhiều bia làm chức năng gan suy giảm, dẫn đến việc tích lũy độc tố làm nóng trong người, nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, mề đay, dị ứng …

Mất cân bằng tiêu hóa

Bia được làm lạnh có nhiệt độ thấp hơn khá nhiều so với nhiệt độ trong cơ thể, trung bình là từ 20 đến 30 độ C. Uống nhiều bia, gây hạ nhiệt trong dạ dày và ruột non, điều này khiến cho lượng máu giảm gây ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa.

Uống nhiều chất cồn khiến cho gan phải làm việc nhiều hơn để thải độc, biến cồn thành năng lượng hoặc chất thải rồi đưa ra ngoài.

Ngoài ra, màng kết dính bao xung quanh dạ dày dễ bị thương tổn, tạo ra nguy cơ viêm loét dạ dày với những triệu chứng như: Chướng bụng, khó tiêu, ợ chua…

Suy nhược cơ thể, mệt mỏi

Chắc chắn nhiều người đã nếm trải cảm giác say rượu-bia là như thế nào. Chất cồn gây tác động xấu và mất kiểm soát hệ thần kinh, làm tim hoạt động nhiều hơn. Sau khi tỉnh dậy sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn…

Làm nặng thêm bệnh dạ dày

Với những người đã mang sẵn những bệnh liên quan đến dạ dày như: Viêm dạ dày, loét dạ dạ dày…thì việc uống bia sẽ làm giảm màng kết dính dạ dày gây ra những tồn thương nặng hơn cho dạ dày. Đặc biệt lượng a-xít tăng cao sẽ tạo ra nguy cơ thủng dạ dày.

Trang Vũ (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news