Tin mới

Đổi tiền lẻ ngày cận Tết chênh lệch 250\%

Thứ năm, 09/01/2014, 09:35 (GMT+7)

Cứ đến cuối năm là những dịch vụ như đổi tiền lẻ lại hoạt\nđộng nhộn nhịp.

Cứ đến cuối năm là những dịch vụ như đổi tiền lẻ lại hoạt động nhộn nhịp.

 

Dẫu biết rằng cứ đến dịp Tết , nhu cầu tiền mới mệnh giá nhỏ của người dân rất cao chủ yếu nhằm phục vụ cho việc lễ hội, đi chùa nên lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết năm nay sẽ hạn chế in mới loại tiền có mệnh giá nhỏ từ 2.000 đồng trở xuống.

"Lượng in mới chỉ đủ để thay thế số tiền cũ đã rách, nát hư hỏng chứ không nhằm mục đích phục vụ đi lễ chùa", ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chia sẻ với báo chí vào ngày 25/12. Để tránh gây lãng phí, nhà điều hành quyết định đưavào lưu thông lượng tiền 2.000 đồng, 1.000 đồng, 500 đồng... đã qua sử dụng một lần.

Ngay sau khi thông tin trên được đăng tải thì những tiền đồng mệnh giá như 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng  … ở ngoài thị trường chợ đen lập tức được thổi giá lên cao theo từng ngày.

Nếu như ở tuần trước, mức phí đổi loại 500 đồng là 110% (tức là 210.000 đồng đổi được 100.000 đồng) thì sang đến thời điểm này mức chênh lệnh đã lên tới 250%. Trong khi với loại tiền 500 đồng đã qua sử dụng thì rẻ hơn một chút với mức 10.000 đồng thì đổi được 7.000 tiền lẻ (142% giá trị thực).

Các mệnh giá khác như tiền 1.000 đồng thì phí đổi là125 %, 2.000 đồng là 120%,… So với thời điểm năm ngoái, phí đổi tiền lẻ mệnh giá 500 đồng ở mức 50% đã được coi là “chát” thì năm nay còn tăng gấp 2 – 3 lần.

Tuy nhiên không vì mức phí cao đó mà các điểm đổi tiền lẻ vắng khách. Các điểm đổi tiền lẻ như chùa Phúc Khánh, chùa Hà … hoạt động diễn ra công khai, những xếp tiền lẻ đủ mệnh giá được bày biện đầy đủ bên trong tủ kính. Ở khu vực này, loại mệnh giá 1.000 đồng, 2.000 đồng được đổi ở mức “10 ăn 7-8”; mệnh giá 5.000.

Do thói quen (được cho là “thuần phong mỹ tục”) phải có nhiều tiền lẻ để đi chùa ngày Tết nên biết là đắt nhưng nhiều người dân vẫn chấp nhận bỏ ra tiền triệu để được vài trăm tiền lẻ.

“Ở đâu đổi tiền lẻ cũng với mức giá ngang thế này, tầm 10 ăn 7 với loại tiền 1.000, đa số mọi người đổi tiền 1.000 đồng, loại 500 đồng đắt hơn. Nhưng đến chùa thì không ai lại trả giá hay kêu đắt cả, giá chung cả rồi”, một người dân đi đổi tiền ở chùa Hà cho biết.

Nhất là khi biết được NHNN không in thêm tiền mới biết sẽ khan tiền và nghĩ rằng mức phí chênh lệch sẽ còn cao hơn nữa nên nhiều người dân vẫn đổ xô đến các điểm đổi tiền.Nắm bắt tâm lý đó, những người làm dịch vụ đổi tiền đã nhân cơ hội này thi nhau hét giá, thậm chí còn đưa ra cảnh báo với người đổi tiền.

Không thể phủ nhận sự thành tâm của người dân Việt tại các miếu đền, chùa chiền. Tuy nhiên, những hoạt động trao đổi mua bán tiền lẻ với giá cắt cổ cùng với đó là việc rải tiền tràn làn đã và đang làm xấu đi không gian chùa chiền ngày lễ, ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm nơi cửa Phật.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương và Bộ Công an phối hợp kiểm tra, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức kinh doanh đổi tiền hưởng chênh lệch trong dịp Tết Nguyên đán 2014.

Chủ trương này nhằm hạn chế những tiêu cực xảy ra đối với hình thức kinh doanh đổi tiền hưởng chênh lệch. Đồng thời, tuyên truyền vận động người dân giảm bớt tình trạng sử dụng tiền nhỏ, lẻ không đúng mục đích, góp phần bảo vệ hình ảnh đồng tiền Việt Nam và tiết kiệm chi phí cho xã hội.

Theo Sống mới

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news