Tin mới

Donald Trump: Ai, ở đâu, khi nào?

Thứ năm, 17/11/2016, 10:44 (GMT+7)

Một ngày trước khi diễn ra cuộc họp đầu tiên của Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump với một nhà lãnh đạo nước ngoài, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, các quan chức Nhật Bản cho biết họ vẫn chưa nắm được khi nào hay nơi nào ở New York sẽ diễn ra cuộc họp, những người sẽ được mời, hoặc ông Trump có thể đưa ra câu trả lời cho những vấn đề gì.

Một ngày trước khi diễn ra cuộc họp đầu tiên của Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump với một nhà lãnh đạo nước ngoài, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, các quan chức Nhật Bản cho biết họ vẫn chưa nắm được khi nào hay nơi nào ở New York sẽ diễn ra cuộc họp, những người sẽ được mời, hoặc ông Trump có thể đưa ra câu trả lời cho những vấn đề gì.

Trump quá khó đoán với tất cả giới phân tích và chuyên gia. Ảnh: Reuters

Sự không chắc chắn trong các cuộc đàm phán cho thấy những khó khăn trong việc chuyển hóa Trump từ một doanh nhân phóng túng thành một tổng thống với một lịch trình chặt chẽ và thuần thục mọi quyền hạn khi ông nhậm chức vào ngày 20/1 tới.

Các quan chức Nhật Bản và Hoa Kỳ cho biết hôm thứ tư rằng Bộ Ngoại giao đã không được tham gia vào kế hoạch cuộc họp, các chi tiết về hậu cần và giao thức mà thông thường sẽ được giải quyết từ xa trước cuộc họp vẫn chưa được xác định.

"Đã có rất nhiều lộn xộn," một quan chức Nhật Bản cho biết.

Cuộc họp mới chỉ được đồng ý với tuần trước và Trump cùng các cố vấn của ông thì đang bận rộn bởi các cuộc họp tại trụ sở của mình ở Trump Tower, Manhattan trong những ngày gần đây để thiết lập một nội các mới.

Trong khi cuộc họp song phương giữa các nhà lãnh đạo thế giới đôi khi được lên kế hoạch một cách lỏng lẻo tại các hội nghị thượng đỉnh khu vực, thì điều đó là rất bất thường khi các nhà lãnh đạo nước ngoài thiết lập một cuộc đàm phán ngoại giao cao cấp ở Hoa Kỳ mà không có một kế hoạch chi tiết. Abe đang trên đường đi đến một hội nghị thượng đỉnh châu Á-Thái Bình Dương tại Peru.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby nói rằng theo hiểu biết của ông, nhóm chuyển giao của Trump đã không được tiếp xúc với các bộ phận hoặc thảo luận về quá trình chuyển đổi của chính phủ hoặc tìm kiếm thông tin trước cuộc gặp với các nhà lãnh đạo nước ngoài.

Trump được dự kiến ​​sẽ sử dụng cuộc họp với ông Abe để trấn an Nhật Bản và các đồng minh châu Á khác sau những lời hùng biện đe dọa trong chiến dịch của mình, cố vấn của Trump nói.

Nhưng Trump, một người ngoài những phát ngôn bạo miệng, không có kinh nghiệm ngoại giao hoặc chính phủ, trong khi đó Abe là một nghị sĩ kỳ cựu, cả hai có sự khác biệt căn bản về các vấn đề Chính sách như thương mại tự do.

Một số phụ tá Trump đã không đáp ứng các yêu cầu của phóng viên vào hôm thứ Tư trong việc đưa ra bình luận về chuyến thăm của ông Abe hoặc liên hệ giữa nhóm chuyển giao và Bộ Ngoại giao.

Những lãnh đạo thế giới đã liên hệ

Trump hôm thứ Tư lên án báo cáo cho rằng nhóm của ông vô tổ chức, khép kín. Tờ New York Times cho rằng các nhà lãnh đạo thế giới đã gặp khó khăn khi liên lạc với ông ta.

Trump đã lên Twitter để liệt kê một danh sách các nhà lãnh đạo thế giới mà ông đã nói chuyện với kể từ chiến thắng bất ngờ của ông trước bà Hillary Clinton ngày 8/11 vừa rồi.

Ông trùm bất động sản cho biết ông đã nhận được và thực hiện "các cuộc gọi với nhiều nhà lãnh đạo nước ngoài, không phải như những gì mà New York Times nói. Nga, Anh, Trung Quốc, Ả Rập Saudi, Nhật Bản."

The New York Times, một mục tiêu thường xuyên của các vụ công kích trên Twitter của Trump, cho biết vào hôm thứ Ba rằng các đồng minh của Hoa Kỳ đã phải "vật lộn để tìm ra cách làm thế nào và khi nào thì có thể liên hệ với ông Trump" và họ đã phải thực hiện những cuộc gọi "tù mù" đến Trump Tower để cố gắng tìm gặp ông ấy.

Tờ NYT cho biết Trump đã thực hiện các cuộc tiếp xúc với các nhà lãnh đạo thế giới mà không có bất cứ một tài liệu nào của bộ Ngoại giao.

"Câu chuyện của @nytimes không hoàn toàn sai về quá trình chuyển đổi", Trump đã tweet, mà không chỉ rõ điều gì trong bài báo đó là không chính xác. "Nó sẽ rất suôn sẻ. Ngoài ra, tôi đã nói chuyện với nhiều nhà lãnh đạo nước ngoài."

Trump và Phó Tổng thống mới đắc cử Mike Pence đã nói chuyện với 29 nhà lãnh đạo nước ngoài, nhóm chuyển giao cho biết hôm thứ Tư.

Nhưng Trump dường như đang bị mắc kẹt bởi những gì được coi là rất bình thường với một tổng thống mới đắc cử khi ông ấy nói chuyện qua điện thoại với các nhà lãnh đạo nước ngoài sau chiến thắng.

Một số liên lạc đã vượt quá các giới hạn thông thường. Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi, một vị tướng quân đội người lên nắm quyền ba năm trước đây, dường như đã trở thành lãnh đạo thế giới đầu tiên nói chuyện với Trump sau cuộc bầu cử, trước cả đồng minh gần gũi hơn như các nhà lãnh đạo của Anh và Đức.

Văn phòng Sisi đẫ gọi cho Trump từ thứ tư tuần trước và Tổng thống mới đắc cử của Hoa Kỳ nói với ông rằng đó là "cuộc gọi quốc tế đầu tiên cho ông để chúc mừng chiến thắng trong cuộc bầu cử."

Các phương tiện truyền thông Úc báo cáo rằng Thủ tướng Malcolm Turnbull là nhà lãnh đạo thứ hai gọi cho Trump, sau khi đại sứ Úc tại Hoa Kỳ có được số điện thoại cá nhân của Trump từ tay golf người Úc và là bạn của Trump, Greg Norman.

Trump cũng đã nói chuyện trên điện thoại với các nhà lãnh đạo các nước Anh, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh khác.

Tuy nhiên, một cuộc điện thoại vào thứ hai với Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong đó hai người đàn ông đồng ý với mục đích "hợp tác mang tính xây dựng", điều này làm cả đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa truyền thống đều phải nhíu mày lo lắng về một Moscow hồi sinh.

Trump cũng đã gặp một nhân vật của chiến dịch Brexit, Nigel Farage tại Trump Tower cuối tuần trước, trước khi có bất kỳ cuộc họp nào với Thủ tướng Anh Theresa May.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Kirby cho biết: "Không có sự tiếp cận cộng đồng cho đến nay" từ các trợ lý chuyển giao của Trump. "Nhưng chúng tôi không có quyền chấp thuận hoặc không chấp thuận các cuộc hội thoại mà Tổng thống mới đắc cử đã có hoặc có thể có trong tương lai với các nhà lãnh đạo nước ngoài."

Chỉ một người biết

Mặc dù các tin đồn nóng hổi xuất hiện dày đặc, ​​Trump vẫn chưa cho biết ai sẽ lấp đầy các vị trí nội các như Ngoại trưởng, Bộ trưởng Tài chính hoặc Bộ trưởng Quốc phòng. Nhóm của ông cho biết đó không phải là điều bất thường và tương đương với thời gian trong quá trình chuyển giao của ông Obama khi ông tới Nhà Trắng vào năm 2008.

Những câu hỏi về những vị trí hàng đầu trong nội các của Trump đã tăng cường kể từ khi trưởng nhóm giám sát quá trình chuyển giao quyền lực, Thống đốc bang New Jersey Chris Christie bị cách chức vào tuần trước.

Thống đốc bang South Carolina, Nikki Haley xuất hiện vào ngày thứ tư như một ứng cử viên tiềm năng cho vị trí Ngoại Trưởng. Phó thống đóc South Carolina Henry McMaster nói với một tờ báo địa phương rằng ông đã được xem xét cho vị trí bộ trưởng Tư Pháp.

Rất nhiều suy đoán nổi lên cho rằng Giám đốc điều hành của JPMorgan Chase & Co, Jamie Dimon vẫn là một ứng cử viên cho ghế Bộ trưởng Tài chính, giá cổ phiếu của các ngân hàng đã giảm sau thông tin này.

Thống đốc Florida, Rick Scott, người đã được đồn đại là đang được xem xét cho vị trí bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, sẽ có cuộc gặp với Trump vào thứ năm, văn phòng của thống đốc nói.

Trên tầng trệt của tòa nhà Bộ Ngoại giao, hơn một chục phòng họp trống đang chờ đợi nhóm chuyển giao của Trump. Các quan chức Bộ Ngoại giao cho biết, nhóm của Trump vẫn chưa liên lạc với nhân viên tư vấn của bộ phận, Kristie Kenney, người giám sát quá trình chuyển đổi đó.

Tính đến sáng thứ Tư, nhóm của Trump cũng đã không liên lạc với Lầu Năm Góc về quá trình chuyển đổi, các quan chức cho biết.

Quý Vũ (Reuters)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news