Tin mới

Dự án luật an toàn vệ sinh lao động: Cần khẳng định quyền của công đoàn

Thứ hai, 07/04/2014, 23:52 (GMT+7)

Trong dự án Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), cần khẳng định vai trò và quy định rõ quyền, trách nhiệm của các cấp CĐ trong việc đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động (NLĐ).

  • Hiến pháp đầu tiên năm 1946 không có quy định về CĐ).

    Thể chế hóa chủ trương của Đảng và cụ thể hóa hiến pháp, vai trò, trách nhiệm của CĐ trong công tác ATVSLĐ đã được ghi nhận và quy định cụ thể ở các văn bản pháp luật như Luật CĐ, Bộ luật LĐ, các nghị định và thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn chi tiết về công tác ATVSLĐ.

    Dự án luật an toàn vệ sinh lao động: Cần khẳng định quyền của công đoàn
    Cần nâng cao trách nhiệm của tổ chức CĐ trong việc đảm bảo ATVSLĐ cho người lao động. Ảnh: H.A

    Trong các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) mà VN đã tham gia có liên quan đến ATVSLĐ, đặc biệt là 3 công ước: Công ước số 155 về ATLĐ, VSLĐ; Công ước số 187 về khung chính sách thúc đẩy ATVSLĐ; Công ước số 144 về tham khảo ý kiến ba bên nhằm xúc tiến việc thi hành các tiêu chuẩn lao động quốc tế đều đề cập rất rõ đến vấn đề công đoàn đối với công tác ATVSLĐ (như trách nhiệm của Nhà nước lấy ý kiến của đại diện NLĐ khi xây dựng Chính sách, pháp luật, hệ thống quốc gia, chương trình quốc gia về ATVSLĐ; NSDLĐ phải cung cấp những thông tin đầy đủ về những biện pháp tiến hành để bảo đảm ATVSLĐ cho NLĐ; đại diện NLĐ được đào tạo về công tác ATVSLĐ, được chất vấn NSDLĐ các vấn đề về ATVSLĐ).

    Sau khi gia nhập, VN có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của công ước, có thể áp dụng trực tiếp các quy định của công ước hoặc nội luật hóa các quy định của công ước vào pháp luật quốc gia dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý nhà nước và các chủ thể thực hiện vẫn theo thói quen cũ là áp dụng các quy định của pháp luật trong nước, cùng với đó là các thuật ngữ, ngôn từ sử dụng trong công ước không thật sự phù hợp với VN. Chính vì vậy phải chuyển hóa các quy định của Công ước số 155, 187, 144 vào pháp luật về ATVSLĐ trong nước cho phù hợp với các công ước của ILO.

    Trách nhiệm CĐ trong việc đảm bảo ATVSLĐ

    Những năm qua, CĐVN đã tham gia với nhà nước, người sử dụng LĐ xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách, tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình về ATVSLĐ; tham gia xây dựng và thực hiện chương trình quốc gia về ATLĐ, VSLĐ; giám sát, tham gia thanh tra, kiểm tra ATVSLĐ, điều tra TNLĐ, BNN; tập huấn ATVSLĐ; tổ chức phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ; tổ chức hoạt động mạng lưới an toàn vệ sinh viên; tuyên truyền, vận động NLĐ thực hiện công tác ATVSLĐ; đại diện NLĐ thương lượng, ký kết TƯLĐTT có các nội dung về ATVSLĐ; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ về ATVSLĐ, đào tạo kỹ sư bảo hộ lao động.Nước ta đang đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế và tiếp tục chuyển đổi sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, kinh tế khu vực ngoài nhà nước và khu vực FDI ngày càng phát triển, cùng với đó số lượng doanh nghiệp và NLĐ làm việc trong khu vực này đang tăng nhanh, số người làm công ăn lương tăng nhanh, yếu tố chủ thợ và sự khác biệt về lợi ích sẽ ngày càng rõ nét, nguy cơ cao về điều kiện lao động không được đảm bảo.

    Quản lý nhà nước về ATVSLĐ còn nhiều bất cập, hạn chế; thời gian tới, nhà nước sẽ thay đổi theo hướng không can thiệp trực tiếp mang tính hành chính vào quan hệ lao động (QHLĐ); việc thiết lập và thực hiện, giám sát QHLĐ (trong đó có điều kiện LĐ, ATVSLĐ) sẽ do chính các bên tiến hành thông qua phương thức thương lượng, thỏa thuận, đối thoại là chủ yếu. Do vậy, vai trò, trách nhiệm của tổ chức CĐ trong việc đảm bảo ATVSLĐ cho NLĐ sẽ ngày càng lớn.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news