Tin mới

Dự đoán về hành động của Trung Quốc và Philippines sau vụ kiện Biển Đông

Thứ sáu, 03/06/2016, 16:07 (GMT+7)

Trong tháng này, dự kiến Tòa trọng tài quốc tế Liên Hợp Quốc sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện về “Đường lưỡi bò” của Philippines với Trung Quốc. Liệu quyết định cuối cùng này sẽ tác động và khiến hai quốc gia này hành động tiếp theo như thế nào?

Trong tháng này, dự kiến Tòa trọng tài quốc tế Liên Hợp Quốc sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện về “Đường lưỡi bò” của Philippines với Trung Quốc. Liệu quyết định cuối cùng này sẽ tác động và khiến hai quốc gia này hành động tiếp theo như thế nào?

Dưới đây là bài phân tích tổng hợp từ Forbes, RealclearpoliticWashington Post. Theo đó, giới phân tích đều cho rằng điều mà Trung Quốc mất lớn nhất trong vụ kiện này sẽ là uy tín trên trường quốc tế.

PCA sắp đưa ra phán quyết của vụ kiện "Đường lưỡi bò". Ảnh: Internet

Điểm lại về vụ kiện này, vào năm 2013 Philippines đã chính thức đệ đơn lên Toà Trọng tài thường trực (PCA) của Liên Hợp Quốc ở The Hague (La Haye), Hà Lan về việc Trung Quốc áp đặt “đường lưỡi bò” phi lý ở Biển Đông.  Trung Quốc cho đến hiện tại vẫn từ chối tham gia vụ kiện. PCA đã ra tuyên bố rằng tòa đủ thẩm quyền để xử lý vụ kiện dù có sự góp mặt của Trung Quốc hay không. Sau 7 phiên điều trần, năm thành viên của Tòa Trọng tài thường trực quốc tế đang xem xét liệu những tuyên bố chủ quyền đối với một phần lãnh thổ rộng lớn trên Biển Đông có vi phạm công ước của Liên Hiệp Quốc hay không. Cho đến thời điểm hiện tại, mọi nhận định đều cho rằng khả năng PCA sẽ đưa ra một phán quyết bất lợi cho Trung Quốc trong phán quyết cuối cùng được đưa ra trong tháng 6 này.

Trung Quốc chuẩn bị cho việc chống lại phán quyết của PCA

Trong trường hợp PCA đưa ra một phán quyết bất lợi cho Trung Quốc, phía Trung Quốc chắc chắn sẽ bác bỏ những phán quyết đó. Điều này đã và đang trở thành hiện thực. Để chuẩn bị sẵn sàng cho việc chống lại phán quyết, Trung Quốc đã có những bước đi với kế hoạch rõ ràng để hạn chế tối đã ảnh hưởng của những phán quyết bất lợi.

Chiến dịch tuyên truyền, lôi kéo các nước khác: Càng gần đến thời gian đưa ra phán quyết, Trung Quốc càng tăng cường truyền thông để đăng tải các thông tin chống lại phiên tòa. Thậm chí, Trung Quốc còn thẳng thắn chống lại PCA khi nghi ngờ sự minh bạch của tòa án này và coi vụ kiện chỉ giống như một “vở kịch đã được sắp đặt sẵn”. Trên các phương tiện ngoại giao, Trung Quốc vẫn tiếp tục sử dụng những phát ngôn gay gắt nhất với mục tiêu giảm thiểu tối đa uy tín của những phán quyết về vụ kiện do PCA đưa ra.

Một động thái song song diễn ra, càng gần đến ngày PCA đưa ra phán quyết cuối cùng, Trung Quốc càng tiến hành lôi kéo nhiều nước ủng hộ quan điểm không quốc tế hóa vấn đề biển Đông cùng mình. Các nước như Nga, Lào, Campuchia, Brunei đã nghiêng về phía Bắc Kinh.

Đẩy nhanh hơn nữa tốc độ cải tạo, quân sự hóa các đảo tranh chấp: Càng ngày đến gần phán quyết, chúng ta càng thấy Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xây đắp, bồi lấp và cải tạo các bãi đá, các đảo, các bãi cạn,… trong khu vực xảy ra tranh chấp. Đây là một động thái thể hiện sự phản đối với vụ kiện. Đặc biệt quan trọng hơn, đây là bước chuẩn bị vô cùng cần thiết của Trung Quốc đề phòng có những “hoạt động tranh chấp không kiềm chế” xảy ra sau vụ kiện.

Trung Quốc từ chối tham gia và bác bỏ mọi phán quyết của PCA. Ảnh : Internet

Vụ kiện sẽ ảnh hưởng trước mắt tới Trung Quốc như thế nào?

Để xem xét các ảnh hưởng với Trung Quốc. Chúng ta cần đề cập đến Philippines và mục đích của họ khi kiện Trung Quốc. Gần như Manila chắc chắn một điều rằng dù cho PCA có ra những phán quyết có lợi cho họ thì Trung Quốc cũng sẽ không thay đổi cách hành xử của họ trên Biển Đông. Điều mà Philippines hướng đến ở đây là đánh vào uy tín của Trung Quốc, tìm cách cô lập Trung Quốc trên mọi bàn đàm phán quốc tế. Để từ cơ sở đó, dưới sự bảo trợ của Mỹ, chính phủ Manila sẽ tiến hành những biện pháp cứng rắn để đáp trả lại Bắc Kinh dưới sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Đây là một tính toán rất thận trọng và cụ thể giữa Philippines và Mỹ. Dễ dàng nhận thấy đây là hành động rất quen thuộc của phía Mỹ khi tiến hành can thiệp vào bất cứ vấn đề quốc tế nào gần đây, từ Iraq, Libya, Ai Cập, Syria hay Ukraine. Trước hết họ sẽ tập trung để tìm kiếm sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế và trong nước Mỹ bằng các chiến dịch tuyên truyền khắc họa chính phủ những nước trên là “kẻ thù của dân chủ - tự do”. Sau đó họ sẽ tiến hành canh thiệp “nhân danh tự do”.

Trung Quốc chắc chắn sẽ bị tổn thất uy tín quốc tế nặng nề sau vụ kiện. Đây là điều mà họ không có lựa chọn. Mặc dù có thể họ sẽ chiếm được thế mạnh trong tranh chấp trên biển Đông, nhưng trên trường Quốc tế, vị thế của Trung Quốc sẽ không thể xem như một siêu cường. Việc chống lại vụ kiện là một sự đánh đổi mà phía Mỹ sẽ rất “hoan nghênh”: Kìm hãm hơn nữa sự phát triển ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường quốc tế, và biển Đông sẽ là một “vòng kim cô” giới hạn sự lớn mạnh của Trung Quốc trong khu vực mà thôi.

Dự đoán hành động tương lai của các bên liên quan

Về phía Trung Quốc, chắc chắn họ sẽ không dừng các hành động đang tiếp diễn ở biển Đông thậm chí mở rộng hơn các hoạt động của mình ở khu vực này. Tiếp tục quân sự hóa các khu vực họ đã lấn chiếm. Bước đi này của Trung Quốc là rất cứng rắn thậm chí ngang tàn. Họ sẵn sàng thách thức luật pháp quốc tế để thực hiện mưu đồ của mình. Giới phân tích nhận định chiến lược cụ thể của Trung Quốc trên biển Đông sẽ như sau: cải tạo nhanh nhất có thể các khu vực tranh chấp, tiến hành quân sự hóa nhanh nhất có thể các khu vực đó, sau khi đã đủ lực lượng họ sẽ tiến hành kiểm soát khu vực biển và vùng trời để tiến hành tuyên bố vùng nhận dạng phòng không. Cuối cùng sẽ là tuyên bố chủ quyền của mình.

Trung Quốc chắc chắn sẽ tiến hành lôi kéo hơn nữa các nước đồng minh, đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á ủng hộ các hành động của họ. Đồng thời, họ sẽ hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Nga để hình thành một cực đủ mạnh đối đầu với Mỹ và phương Tây.

Trung Quốc chắc chắn sẽ tuyên truyền mở rộng hơn nữa về thành tích “thách thức luật pháp quốc tế” của họ. Từ đó, tuy về trước mắt uy tín của họ bị ảnh hưởng nặng nề. Nhưng nếu quốc tế không có những hành động bảo vệ cho sự cứng rắn của mình, Trung Quốc sẽ trở thành ngoại lệ của luật pháp quốc tế và tự do hơn nữa trong các ý đồ của mình.

Bên cạnh đó, sẽ là các biện pháp trừng phạt Philippines về kinh tế do Trung Quốc đưa ra. Đây có thể coi là mất mát lớn nhất mà Philippines sẽ phải trả giá cho vụ kiện này. Hệ quả tất yếu sẽ là sự “lệ thuộc” hơn nữa vào Mỹ, điều mà Manila luôn cố thoát ra trong những năm qua.

Trung Quốc đẩy nhành tốc độ bồi đắp và quân sự hóa các đảo. Ảnh: EPA

Về phía Philippines, sau phán quyết, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế họ sẽ có những hành động đẩy mạnh hơn nữa các lực lượng quân sự của mình dưới sự hậu thuẫn của Mỹ để có thể tiến hành những hành động mạnh mẽ hơn nữa trong việc chống lại các yêu sách của Trung Quốc. Họ sẽ hợp tác sâu rộng hơn nữa với Mỹ, theo dự đoán, các căn cứ quân sự của Mỹ tại Philippines sẽ được mở rộng. Và đây là điều mà Trung Quốc không hề mong muốn một chút nào.

Một hành động tiếp theo chắc chắn sẽ diễn ra đó là việc tuần tra của các tàu Mỹ, Nhật và một số nước đồng minh hoặc các chuyến bay do thám bâu trời. Dự kiến sau phán quyết, mật độ của các chuyến tuần tra sẽ tăng mạnh do bên phía Mỹ đã có một "cớ" chính đáng. Việc điều thêm các khí tài hiện đại, gia tăng mật độ các cuộc tuần tra là một hoạt động răn đe chiến lược mà chắc chắn Mỹ và các nước Đồng minh sẽ phối hợp trong thời gian tới.

Với các nước còn lại có tranh chấp với Trung Quốc, đây chắc chắn sẽ là một bài học kinh nghiệm vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến các giải pháp của họ trong việc đối phó lại với Trung Quốc trong tương lai. Tùy hiệu ứng và kết quả của phán quyết mà PCA đưa ra, trong tương lai các nước sẽ quyết định có nên làm theo Philippines hay vẫn kiên trì kêu gọi đàm phán đa phương như hiện tại.

Có thể thấy tình hình căng thẳng trên biển Đông rất phức tạp do các toan tính riêng và lợi ích chồng chéo của các bên liên quan. Các bên muốn đạt được những mục đích của mình đều phải đánh đổi. Các nước có tranh chấp không muốn đàm phán song phương vì với vị thế của Trung Quốc, chắc chắn họ sẽ bị “ép”. Và đưa vấn đề ra quốc tế là một giải pháp rất an toàn. Nhưng sẽ thế nào nếu Trung Quốc chấp nhận “đối đầu” lại với quốc tế?  Rất có thể đó là khởi đầu của bóng ma Đệ tam Thế chiến.

Quý Vũ(Forbes/Realclearpolitic/Washington Post)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: PCA