Tin mới

Đừng đổ lỗi cho Panama khi trốn thuế là vấn đề toàn cầu!

Thứ tư, 13/04/2016, 08:22 (GMT+7)

Dưới đây là bài viết của Tổng thống Panama Juan Carlos Varela sau vụ khủng hoảng “hồ sơ Panama” được phát hiện ở nước này.

Dưới đây là bài viết của Tổng thống Panama Juan Carlos Varela sau vụ khủng hoảng “hồ sơ Panama” được phát hiện ở nước này.

Mặc dù vụ rò rỉ thông tin lần này được giới truyền thông quốc tế gọi là “hồ sơ Panama”, thực sự, phần lớn nội dung lại không liên quan đến đất nước chúng tôi. Hơn 11 triệu tài liệu bị công bố tuần trước đã hé lộ những bí mật phi pháp của các tập đoàn nước ngoài. Nó giống như một hành động “chọc ngoáy” vào thế giới khi bị phanh phui một loạt những hành động phạm pháp của các hệ thống tài chính hợp pháp được xây dựng bởi những nước siêu giàu.

Thật thiếu công bằng khi gọi nó là “hồ sơ Panama” bởi những phát hiện quan trọng đến từ một công ty duy nhất có trụ sở lại Panama. Trong khi, trốn thuế đã và đang là vấn đề toàn cầu.

Panama không đáng bị lựa chọn để đại diện cho vấn đề mà rất nhiều quốc gia mắc phải. Nhưng chúng tôi sẵn sàng sửa nó, một phần bởi mọi thứ sẽ minh bạch hơn sau những nỗ lực cải cách của chúng tôi. Thế giới phải cùng nhau nhanh chóng giải quyết vấn đề cấp bách này, và Panama sẽ làm nhiệm vụ dẫn đường.

Thành phố Panama. Ảnh: Getty

Phạm vi của thông tin lần này lớn chưa từng có: các tập tài liệu bao gồm thông tin của hơn 14.000 ngân hàng, công ty luật, hội viên của các công ty cũng như người môi giới từ hơn 100 quốc gia. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần nhỏ trong ngành công nghiệp toàn cầu được nuôi sống bởi hàng tỷ đô la.

Một vài công ty được dựng lên nhằm che dấu cho sự giàu có. Nó không đơn thuần chỉ là sự công bằng. Nó cũng làm tổn hại đến sự phát triển toàn cầu bằng cách bòn rút nguồn Doanh thu có thể được sử dùng để phát triển giáo dục, sức khỏe và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Trái ngược với những báo cáo, Panama không có những khoản đặc biệt phụ cấp cho các hệ thống “nước ngoài”. Sự kết hợp của Panama với các hoạt động bên ngoài đến từ các sự thật rằng họ chỉ đánh thuế thu nhập phát sinh trong nước, không phải từ bên ngoài, mà còn tính thuế căn cứ theo luật pháp của khu vực pháp lý có liên quan. Những điều lệ trên, dựa theo luật pháp ở New York và Delaware được ban hành từ năm 1927 và được phổ biến đến ngày nay. Trong khi đợi những luật lệ này được củng cố, họ vẫn có thể điều khiển cho mục đích bất hợp pháp của mình.

Dưới thời những chính phủ trước đó, Panama không bị nghi ngờ là mục tiêu của những tội phạm rửa tiền. Hôm nay, chúng tôi cam kết sẽ áp dụng mọi biện pháp cải cách minh bạch cần thiết làm hài lòng cộng đồng quốc tế. Trong 21 tháng, Panama đã có những bước đi cải thiện tính minh bạch và tăng cường tính hợp pháp của hệ thống tài chính. Chúng tôi đã phát triển một hệ thống mạng lưới mạnh mẽ cho phép trao đổi thông tin. Quy định “Biết về khách hàng của bạn” đã được tăng cường đáng kể và mở rộng không chỉ với những nhà hỗ trợ tài chính và doanh nghiệp mà còn cho các ngành phi tài chính dễ bị tổn thương. Và vào tháng 1 năm nay, chúng tôi yêu cầu xác định danh tính của các cổ đông của tất cả các công ty.

Tôi đã đưa ra một cam kết để tự động trao đổi thông tin tài chính và doanh nghiệp, đồng thời đề xuất các bước đi thích hợp mà chúng tôi cho rằng phù hợp với mục tiêu của cộng đồng quốc tế, bao gồm Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế thông qua đề nghị Chuẩn mực Báo cáo chung.

Những cải cách này đã được xác nhận bởi cộng đồng quốc tế, gồm cả Nhóm hành động tài chính phòng chống tệ nạn rửa tiền – trong đó trích dẫn những “tiến bộ đáng kể’ của Panama trong cuộc chiến chống rửa tiền khi đã loại bỏ chúng tôi trong năm nay khỏi “danh sách xám”.

Danh sách minh bạch tài chính của chúng tôi phối hợp với tổ chức phi chính phủ về Mạng lưới Thuế Tư pháp đã được cải thiện từ năm 2013, trong đó Nhật Bản, Đức và Mỹ dẫ đầu. Chúng tôi đã được đánh giá tích cực trong một báo cáo bởi Diễn đàn Toàn cầu về Minh bạch và Trao đổi Thông Tin cho mục đích thuế O.E.D.C.’s. Những cải cách ở Panama, cùng với những nỗ lực của cộng đồng thế giới, đã được trả phần thưởng.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều việc cần giải quyết. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Panama đã thành lập một ủy ban độc lập gồm các chuyên gia quốc tế đánh giá các Chính sách của chúng tôi, đưa ra những hành động tốt nhất và đề xuất những biện pháp sẽ được chia sẻ với những nước khác để tăng cường tính minh bạch tài chính và pháp lý toàn cầu.

Panama sẽ tiếp tục phối hợp với các nước khác để truy tố tội phạm ngoài vòng pháp luật, đồng thời chúng tôi sẽ tiếp tục trao đổi các thông tin về tài chính cũng như pháp lý để thực hiện nhiều hơn các điều ước quốc tế. Chúng tôi khẳng định đã sẵn sàng tham gia vào cuộc đối thoại với các O.E.C.D và Diễn đàn Toàn cầu để đạt được thỏa thuận tài chính minh bạch để các quốc gia có thể tiếp tục phát triển kinh tế.

Sau nhiều thập kỷ của chế độ độc tài, Panama với một nền dân chủ ổn định cam kết thực hiện các nguyên tắc của pháp luật và là trụ sở khu vực của hơn 100 công ty xuyên quốc gia. Để đáp ứng sự phát triển dân chủ, chúng tôi phải có một chính phủ cam kết minh bạch, có trách nhiệm giải trình và phân chia quyền lực. Phản ứng của chúng tôi với cuộc khủng hoảng hiện tại sẽ là bài kiểm tra lòng quyết tâm và tiềm năng của chúng tôi.

Theo Juan Carlos Varela – Tổng thống Panama – New York Times

Như Ngọc (dịch)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Bộ Tài chính: Đã xác định rõ danh tính 19 đại gia Việt trong hồ sơ Panama

Liên quan đến tài liệu Panama đã tiến hành xác minh các thông tin theo kế hoạch đề ra. Tổ công tác thuộc Bộ Tài chính đã khớp nối được các thông tin liên quan đến 19 cá nhân, tổ chức Việt Nam được nêu tên trong hồ sơ Panama công bố hồi đầu tháng 5.