Tin mới

Gặp vị hiệu trưởng: “Sinh viên không việc làm là tội của trường”

Thứ bảy, 19/07/2014, 09:00 (GMT+7)

Mỗi đợt thi Đại học, phía ngoài cổng trường thi luôn là hình ảnh đôi mắt đầy hi vọng của các bậc phụ huynh từng phút, từng giây dõi\ntheo đứa con thân yêu của mình với hi vọng con mình đỗ đại học để có một tương lai thật đẹp. Thế nhưng, câu chuyện sinh viên mới ra trường rơi\nvào thảm cảnh thất nghiệp cũng là nỗi ám ảnh, chất chứa bao lo lắng\ntrong những đôi mắt ấy.

Mỗi đợt thi Đại học, phía ngoài cổng trường thi luôn là hình ảnh đôi mắt đầy hi vọng của các bậc phụ huynh từng phút, từng giây dõi theo đứa con thân yêu của mình với hi vọng con mình đỗ đại học để có một tương lai thật đẹp. Thế nhưng, câu chuyện sinh viên mới ra trường rơi vào thảm cảnh thất nghiệp cũng là nỗi ám ảnh, chất chứa bao lo lắng trong những đôi mắt ấy.

Nhiều người cho rằng: học đại học không phải là con đường duy nhất để dẫn đến thành công; tuy nhiên, đó lại là con đường ngắn nhất để thành công. Bởi tấm bằng đại học sẽ là giấy thông hành đầu tiên giúp sinh viên bước vào ngưỡng cửa của cuộc đời. Hơn nữa, có được tấm bằng là một chuyện, còn giá trị của nó lại là một chuyện khác. Có những tấm bằng đại học cùng xếp loại như nhau nhưng năng lực và phẩm chất của chủ nhân nó lại hoàn toàn khác nhau. Chính sự khác nhau đó tạo nên cơ hội việc làm của mỗi sinh viên cũng khác. Chẳng hạn như tốt nghiệp Đại học cùng ngành nghể với tấm bằng cùng xếp loại; có những sinh viên được rất nhiều cơ quan, công ty mời về làm việc với mức lương hấp dẫn.

PGS.TS Nguyễn Văn Nhã – Hiệu trưởng trường Đại học Nguyễn Trãi

Ngược lại, cũng còn rất nhiều sinh viên ra trường lại rơi vào tình trạng thất nghiệp. Đáng lo ngại hơn là nhiều sinh viên khi ra trường có bằng rồi vẫn thực sự hoang mang không biết với tấm bằng của mình sẽ có thể làm gì và làm được gì. Để giải quyết cho bế tắc tạm thời này, nhiều bạn chọn cho mình phương án đi làm công việc mình không thích và cũng không liên quan đến ngành nghề mình đã được đào tạo với mong muốn tạm thời thoát khỏi tình trạng thất nghiệp. Buồn hơn là nhiều sinh viên lại chọn cho mình phương án tiếp tục học lên cao, học để có bằng thạc sỹ, tiến sỹ…; học để trốn thất nghiệp…

Thực tế xã hội hiện nay không phải thiếu việc cho tân cử nhân. Mà đơn giản, bởi trình độ, năng lực của sinh viên mới ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Vì thế mà dẫn đến câu chuyện: người tìm việc mỏi mòn không thấy, việc tìm người tìm mãi không ra.

Đem băn khoăn này trao đổi với PGS.TS Nguyễn Văn Nhã – Hiệu trưởng trường Đại học Nguyễn Trãi, chúng tôi nhận được câu trả lời khá thẳng thắn rằng: sinh viên ra trường rơi vào tình trạng thất nghiệp lỗi phần lớn là do cách đào tạo của các trường đại học.

Nhiều sinh viên và các bậc phụ huynh hiện nay vẫn cho rằng: sinh viên học Đại học ở các trường công lập “có tiếng” khi ra trường sẽ dễ dàng có được một việc làm ưng ý hơn. Chỉ khi trượt các trường công lập, sinh viên mới lựa chọn đến các trường ngoài công lập như một phương án hai để học tập và rèn luyện. Tuy nhiên thực tế cho thấy, sinh viên học tại các trường công lập sau khi ra trường cũng không ít người rơi vào tình trạng thất nghiệp. Ngược lại, sinh viên tốt nghiệp các trường ngoài công lập có nhiều em khi ra trường có được công việc tốt với mức thu nhập khá.

Điều khiến nhiều bậc phụ huynh và sinh viên lo lắng nữa là với trường đại học ngoài công lập, mức học phí thường cao hơn. Đây cũng là một thực tế dễ hiểu bởi không có sự hỗ trợ từ Nhà nước, nguồn thu của trường đại học ngoài công lập hoàn toàn dựa vào học phí. Mong muốn lớn nhất của các giảng viên trong trường là các em sinh viên có điều kiện để thực hành, được tiếp cận với công nghệ hiện đại để các em có đủ kiến thức và vững vàng về kinh nghiệm thực tế, giúp các em tự tin khi cầm tấm bằng trên tay.

Thầy Nhã khẳng định: “Chỉ khi sinh viên có đam mê và được học tập trong một môi trường có chất lượng, đảm bảo được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản cũng như thực tế làm hành trang tốt nhất cho các em trước khi ra trường thì câu chuyện tân cử nhân và tình trạng thất nghiệp sẽ đi đến hồi kết thật đẹp”.

Clip “Tôi cũng trượt đại học” kể về câu chuyện xúc động về một sinh viên khoa Kiến trúc của trường ĐH Nguyễn Trãi:

Đăng ký nguyện vọng 2 đại học 2014 tại đây

Kiều Luyến

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news