Tin mới

Giải mã 12 câu hỏi về cuộc xung đột tại Ukraine

Thứ sáu, 21/02/2014, 16:06 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Điều gì khiến hàng ngàn người biểu tình hy sinh tính mạng, và\nkhao khát muốn thay đổi nền chính trị của họ? Và tại sao chính phủ nước này kiên\nquyết giữ vững lập trường?

(Tinmoi.vn) Điều gì khiến hàng ngàn người biểu tình hy sinh tính mạng, và khao khát muốn thay đổi nền chính trị của họ? Và tại sao chính phủ nước này kiên quyết giữ vững lập trường?

12 câu hỏi giải đáp cuộc xung đột tại Ukraine


Dưới đây là 12 lời giải đáp cho những thắc mắc của bạn:

1.      Điều gì dẫn tới các cuộc biểu tình.
Nguyên nhân cốt lõi dẫn đến biểu tình bắt nguồn từ một hiệp ước thương mại. Một năm trước, Tổng thống Ukraine có ý định ký một hiệp ước thương mại có tính lịch sử với Liên minh châu Âu. Nhưng vào ngày 21/11/2013, ông đã quyết định hoãn lại các cuộc đàm phán này.


2.      Hiệp ước thương mại này là gì?
Hiệp ước “Đối tác phương Đông” của EU sẽ giúp thắt chặt các mối quan hệ chính trị và sự phát triển kinh tế, mở rộng biên giới giao thương và tạo tiền đề cho hiện đại hóa và hòa nhập, theo những người ủng hộ hiệp ước này cho biết.


3.      Tại sao ông Yanukovych thay đổi quyết định ký hiệp ước?
Lý do lớn nhất là sự phản đối của Nga. Nga đe dọa sẽ có các biện pháp trừng phạt thương mại và tăng giá gas nếu Ukraine ký với EU. Còn ngược lại nếu nước này gia nhập vào Liên minh Hải quan do Nga dẫn đầu, Ukraine sẽ được mua gas với giá rẻ hơn.

4.      Còn lý do nào khác không?
Có một lý do cá nhân khác. Tổng thống Yanukovych đang phải đối mặt với một yêu cầu từ EU mà ông không muốn thực hiện: giải phóng cựu Tổng thống Yulia Tymoshenko, đối thủ chính trị quyết liệt của ông. Hai năm trước, bà đã bị kết án tù 7 năm vì một giao dịch gas từ Nga mà được xem là có lý do chính trị đằng sau.

5.      Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Rất nhiều người dân Ukraine đang vô cùng tức giận. Mọi người tràn xuống đường biểu tình đòi ông Yannukovych phải ký hiệp ước thương mại với EU. Các cuộc biểu tình đang lan rộng. Trước đây, năm 2004, chính bà Tymoshenko là một trong hai thủ lĩnh của cuộc Cách mạng Cam nổi tiếng, đã đánh bật ông Yanukovych khỏi chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm đó.

6.      Ai đang lãnh đạo phe đối lập
Đó không phải một cá nhân mà là một tập thể, nhưng được biết đến nhiều nhất là ông Vitali Klitschko, một tay cựu vô địch thế giới về đấm bốc. Klitschko đứng đầu Đảng Liên minh dân chủ Cải cách Ukraine. Thế lực thật sự dẫn dắt phe đối lập là ông Klitschko và đảng UDAR.

7.      Phản ứng của Tổng thống Yanukovych
Các việc làm của Tổng thống dường như đang kích động thêm căng thẳng với chuyến thăm Moscow gần đây. Tại đó, ông cùng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo Nga sẽ mua 15 tỷ USD nợ Ukraine và sẽ giảm giá gas mà Kiev phải trả. Khi các cuộc biểu tình không có dấu hiệu thuyên giảm, ông đã thông qua một đạo luật chống biểu tình.

8.      Luật chống biểu tình
Luât này cấm mọi người đội mũ bảo hiểm và mặt nạ, lập những chướng ngại vật, lều trại không được cảnh sát cho phép. Tin tức này khiến người ta nghi ngại mục đích của nó là để dập tắt các cuộc biểu tình và cấm quyền tự do ngôn luận của dân chúng, điều sẽ sớm khiến các cuộc bạo động leo thang.

9.      Tại sao luật này cuối cùng bị hủy bỏ.
Các cuôc biểu tình của người dân ngày càng bùng nổ dữ dội đòi phải cải cách Hiến pháp. Trong bối cảnh áp lực lớn, những đại biểu trung thành với ông Yanukovych chấp nhận rút lui và đảo ngược lại tình thế.

10.  Người biểu tình muốn cải cách điều gì ở Hiến pháp.
Những người biểu tình muốn thay đổi toàn bộ cơ cấu quyền lực của chính phủ hiện nay. Họ thấy Tổng thống Yanukovych có quá nhiều sức mạnh và quốc hội không đủ thực lực.

11.  Phản ứng của chính phủ Ukraine
Tổng thống Ukraine hồi cuối tháng 1 đã từng nhượng bộ khi đưa lãnh đạo đảng đối lập lên nắm quyền thủ tướng. Ông cũng trao cho Klischoko chức danh phó thủ tướng về các vấn đề nhân quyền. Nhưng phe đối lập từ chối đề nghị này. Nguyên nhân là điều này không đủ khiến họ hài lòng, cũng như không giúp họ đạt mục đích.

12.  Một hiệp định ngừng bắn đã được ban hành

Chính phủ Ukraine và phe đối lập đã chấp thuận một thỏa thuận ngừng bắn hôm thứ 4, nhưng nhanh chóng điều ước này bị hủy bỏ, và máu vẫn tiếp tục chảy hôm thứ 5.

Các cuộc biểu tình đường phố bắt đầu từ tháng 11 năm ngoái để phản đối một hiệp ước thương mại đã bùng nổ trở thành yêu cầu đòi Tổng thống rút bớt quyền lực và đòi cải cách Hiến pháp.

Như một kết quả tất yếu, liên minh châu Âu cũng nằm trong làn sóng những người biểu tình chống chính phủ, như 10 năm trước đây.

Trong khi đó, Ukraine, quốc gia vùng biên lớn nhất chia cắt Nga và Liên minh châu Âu đang trở thành một “con tốt” giữa hai phe. Mỹ và EU cho rằng Nga đang có quá nhiều ảnh hưởng trong khi Nga phủ nhân điều này.

Dư luận thế giới lo ngại những cuộc xung đột sẽ đi theo chiều hướng xấu hơn.

W.2 (Theo CNN)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news