Tin mới

Bảo vệ chủ quyền biển đảo lại xuất hiện ở đề thi Lịch Sử

Thứ hai, 02/06/2014, 18:12 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình và  vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam lại xuất hiện trong câu 3 của đề thi Lịch Sử chiều nay.

(Tinmoi.vn) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình và  vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam lại xuất hiện trong câu 3 của đề thi Lịch Sử chiều nay. 

Câu 3 của đề thi yêu cầu:

Trình bày những nguyên tắc hoạt động của liên hiệp quốc.

Tại sao Liên hiệp quốc xác định một trong những nguyên tắc hoạt động là giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình? Từ nguyên tắc này hãy liên hệ với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay. 

Bảo vệ chủ quyền biển đảo lại xuất hiện ở đề thi Lịch Sử


Theo đánh giá của nhiều thí sinh, đề thi vừa sức, gắn với vấn đề thời sự về biển đảo. Nhiều thí sinh cho biết, vấn đề biển đảo đã được giáo viên lưu ý khi ôn tập nên không bất ngờ trước đề thi này. Vì thế, đa số thí sinh thi môn Sử đều làm tốt bài thi.

Tuy nhiên, cũng có một số thí sinh lại bỏ quên vấn đề này khi ôn tập nên bị "hẫng" khi cầm đề thi. 

Bảo vệ chủ quyền biển đảo lại xuất hiện ở đề thi Lịch Sử

Hai thí sinh duy nhất bước ra từ hội đồng thi THPT Tiên Hưng, Thái Bình sau giờ thi Sử

Tại TP HCM, cơn mưa lớn tại dường như không ngăn được sự phấn khởi trên gương mặt các thí sinh dự thi môn Lịch sử chiều nay.

Ghi nhận tại Hội đồng thi THPT Nguyễn Thượng Hiền có tất cả 19 thí sinh dự thi môn Lịch sử, trong đó có 16 thí sinh đến từ trường THPT Thái Bình, 3 thí sinh còn lại của trường THPT Nguyễn Thượng Hiền.

Các thí sinh đều nhận xét đề Sử năm nay khá dễ, có thể đạt điểm khá giỏi.

Thí sinh Phạm Đức Mạnh (lớp 12A4, trường THPT Thái Bình) hào hứng: “Đề Sử có 3 câu, trong đó có 2 câu lí thuyết nên chỉ cần ôn bài là làm được, câu 3 là câu liên quan đến chủ quyền biển đảo hiện nay nên không khó để kiếm điểm tối đa. Em làm bài khá tốt, hy vọng sẽ được điểm giỏi”.

Cùng nhận định trên, thí sinh Trần Nguyên Liên Quế (lớp 12 chuyên Văn – Anh, trường THPT Nguyễn Thượng Hiền) chia sẻ: “Hiện tại tâm trạng của em khá thoải mái vì làm được bài. Đề Sử năm nay tương đối dễ, vừa sức với thí sinh. Em là bài còn dư nhiều thời gian. Em nghĩ sẽ đạt điểm 8. Các thí sinh trong phòng thi làm bài cũng khá tốt”.

Theo nhận định của một giáo viên dạy Sử, nội dung đề thi năm nay ngắn gọn, bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa, không đánh đố, làm khó học sinh. Với đề thi này, thí sinh chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản theo sách giáo khoa là có thể đạt được điểm 6, 7 trở lên. Tuy nhiên để đạt điểm giỏi, thí sinh cần có thêm hiểu biết, liên hệ với thực tế hiện nay và đòi hỏi khả năng lập luận chặt chẽ. 

Lịch Sử là môn thi có ít thí sinh đăng ký dự thi nhất trong các môn thi tự chọn của kỳ thi năm nay. Tại hội đồng thi Trường THPT Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội) chiều nay chỉ có một thí sinh dự thi môn sử. Tuy nhiên, Hội đồng thi vẫn lđược bố trí đủ 19 người gồm thanh tra, giám thị, lãnh đạo hội đồng coi thi chưa kể đội ngũ bảo vệ, công an phục vụ cho thí sinh này.

Hội đồng thi THPT Hà Đông (quận Hà Đông, Hà Nội) cũng chỉ có 6 thí sinh và có tới 21 cán bộ phục vụ. 

Tại Hà Tĩnh, có 1.812 thí sinh đăng ký thi môn Lịch sử với 92 phòng thi. Theo ghi nhận của phóng viên tại điểm thi THPT Chuyên Hà Tĩnh, msát giờ thi nhưng cũng chỉ lác đác thí sinh vào các phòng thi. Được biết, điểm thi này có 33 thí sinh đăng ký dự thi. 

Tình trạng lèo tèo thí sinh đăng thi Sử cũng xảy ra tại nhiều hội đồng thi ở Thái Bình. Theo ghi nhận của phóng viên tại hội đồng thi THPT Tiên Hưng (huyện Đông Hưng, Thái Bình) chỉ có 2 thí sinh ra khỏi trường thi khi trống đánh hết giờ. 

Tại Hưng Yên có tới 15 hội đồng thi “trắng” thí sinh thi môn Sử.

Nhóm PV, CTV

 



Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news