Tin mới

Giới hạn đề thi môn Văn, tốt nghiệp THPT 2014

Chủ nhật, 01/06/2014, 11:44 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) “Ở dạng đề gắn liền với các vấn đề mang tính thời sự, thí sinh nên ôn kỹ các tác phẩm như Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành… ", một giáo viên lưu ý thí sinh.

(Tinmoi.vn) “Ở dạng đề gắn liền với các vấn đề mang tính thời sự, thí sinh nên ôn kỹ các tác phẩm như Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành… ", một giáo viên lưu ý thí sinh.

Đề thi không làm khó thí sinh

Trả lời phỏng vấn báo Vietnamplus, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, đề thi sẽ phù hợp với thời gian làm bài của mỗi môn, đảm bảo độ tin cậy đánh giá được mức độ của kỳ thi tốt nghiệp THPT.Cũng theo ông Trinh, điểm mới của đề thi ở môn Ngữ văn là có phần đọc hiểu, ngoại ngữ có thi viết. Tuy nhiên, các nội dung này đã được hướng dẫn, được giáo viên ôn tập.

“Đề thi sẽ không làm khó thí sinh. Thậm chí các em còn có thuận lợi hơn ở chỗ năm nay, đề không phải yêu cầu nặng về việc phải nhớ máy móc sự kiện, kiến thức có sẵn mà các em có thể vận dụng linh hoạt kiến thức để giải quyết vấn đề”, ông Trinh nói.

Giới hạn đề thi môn Văn, tốt nghiệp THPT 2014

Theo nhiều giáo viên, những vấn đề thời sự liên quan đến biển đảo, đất nước, chủ quyền dân tộc có thể vào đề thi Văn, tốt nghiệp THPT năm nay. Ảnh minh hoạ

Trước đó, từ giữa tháng 4, Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi các Sở và các trường THPT định hướng thi tốt nghiệp môn Văn năm 2014. Trong đó, Bộ Giáo dục nhấn mạnh hai kỹ năng đọc , hiểu văn bản và kĩ năng viết văn bản.

Theo hướng dẫn, về cơ bản, đề thi năm nay sẽ vẫn hướng tới các tác phẩm và đoạn trích trong sách giáo khoa nhưng sẽ đổi mới trong cách ra đề thi để học sinh nâng cao khả năng tư duy, tránh học tủ, học thuộc văn mẫu.

Chủ đề đất nước, biển đảo, chủ quyền dân tộc có thể vào đề thi

Dựa vào hướng dẫn ôn tập của Bộ GD-ĐT, nhiều giáo viên dạy văn cũng cho rằng, đề thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ mang tính tổng quát, kiểm tra kiến thức toàn diện.

Chia sẻ trên Người lao động, bà Nguyễn Kim Anh, giáo viên môn ngữ văn Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) nhận định: với phần đọc hiểu, thí sinh không nên quá lo sợ, chỉ cần thể hiện được nội dung chính của văn bản là có điểm. Người ra đề sẽ không đưa những câu đánh đố. Đề sẽ ra ở mức vừa phải, chỉ cần giữ được bình tĩnh thì thí sinh sẽ làm được bài.

Tuy nhiên, thí sinh phải lưu ý kỹ năng làm bài, phải xác định vấn đề, trả lời câu nào trúng câu nấy, có khi chỉ là một dòng chứ không nhất thiết phải dài dòng.

Về lưu ý của Bộ GD-ĐT rằng đề có thể sẽ ra 1 câu phần nghị luận văn học, 1 câu phần nghị luận xã hội, bà Kim Anh cho rằng, thí sinh khi làm nghị luận xã hội phải kết hợp nghị luận văn học để liên hệ với những nhân vật văn học mang phẩm chất ấy. Nếu làm nghị luận văn học thì cũng phải mở rộng ra nội dung nghị luận xã hội.

Một giáo viên dạy văn ở TP HCM cũng cho rằng, theo tinh thần đổi mới, có thể đề sẽ chỉ cho 1 câu thay vì 2 câu để thí sinh lựa chọn nhưng vẫn ra chỉ ra những kiến mà các em đã được học. 

Trước những vấn đề thời sự, nhất là sự kiện Trung Quốc hạ đặt trái phéo giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam ngày 02/5, nhiều giáo viên cho rằng vấn đề tình hình biển đảo và chủ quyền của đất nước có thể sẽ xuất hiện trong đề thi dưới dạng đề văn nghị luận xã hội hoặc tích hợp giữa đề nghị luận văn học và nghị luận xã hội.

“Ở dạng đề gắn liền với các vấn đề mang tính thời sự, thí sinh nên ôn kỹ các tác phẩm như Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành… Ví dụ: Từ những câu thơ trong đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, em hãy trình bày những suy nghĩ và nhận thức của mình về trách nhiệm và ý thức của giới trẻ hiện nay trước các vấn đề của đất nước? Với dạng đề này, thí sinh hãy bắt đầu bằng việc phân tích thơ, từ đó nêu lên những suy nghĩ của mình”, bà Nguyễn Thị Hoàng Mai, giáo viên Trường Phổ thông Năng khiếu - ĐHQG TP HCM lưu ý thí sinh.

Bà Nguyễn Kim Anh cũng lưu ý thí sinh xu hướng kết hợp vừa nghị luận văn học vừa nghị luận xã hội. Ví dụ: Phân tích một đoạn thơ trong bài Tây tiến (Quang Dũng) và suy nghĩ của em về lòng yêu nước trong thời nay. Trong trường hợp này, thí sinh cần hết sức tỉnh táo, phân tích văn học trước, sau đó mới nói đến cuộc đời, liên hệ thực tế.“Theo tôi, dù đề thi có ra vấn đề biển đảo hay chỉ nói về lòng yêu nước thì học sinh cũng phải có những kiến thức về biển đảo để đưa vào. Tuy nhiên, hãy bộc lộ lòng yêu nước trong bài văn một cách lịch sự, có văn hóa, có lý trí chứ đưa vào bài thi những lời quá khích thì sẽ bị mất điểm”, bà Kim Anh khuyên thí sinh. 

Khi ôn tập có thể mỗi giáo viên đều lưu ý cho học sinh những nội trọng tâm nhưng vẫn khuyên các em phải học toàn bộ nội dung trong chương trình, tuyệt đối tránh học tủ. 

Lịch thi tốt nghiệp THPT 2014:

Ngày

Buổi

Môn thi

Thời gian

làm bài

Giờ phát đề thi

Giờ bắt đầu

làm bài

 

SÁNG

Ngữ văn

120 phút

7 giờ 55

8 giờ 00

2/6/2014

CHIỀU

Vật lí

60 phút

13 giờ 30

13 giờ 45

 

Lịch sử

90 phút

15 giờ 55

16 giờ 00

 

SÁNG

Toán

120 phút

7 giờ 55

8 giờ 00

3/6/2014

CHIỀU

Hóa học

60 phút

13 giờ 30

13 giờ 45

 

Địa lí

90 phút

15 giờ 55

16 giờ 00

4/6/2014

SÁNG

Ngoại ngữ

60 phút

7 giờ 55

8 giờ 10

Sinh học

60 phút

10 giờ 25

10 giờ 40

 Hoàng Minh (tổng hợp)

Xem thêm clip có thể bạn quan tâm:

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news