Tin mới

GS Nguyễn Thanh Liêm: Đừng ngần ngại công bố dịch sởi

Thứ ba, 15/04/2014, 14:47 (GMT+7)

Trước tình hình dịch sởi đang có diễn biến phức tạp, các ca nhập viện biến chứng do sởi liên tục tăng, Bộ Y tế cho rằng dịch sởi vẫn trong tầm kiểm soát. GS Nguyễn Thanh Liêm - nguyên Giám đốc BV Nhi TƯ đã lên tiếng.

Trước tình hình dịch sởi đang có diễn biến phức tạp, các ca nhập viện biến chứng do sởi liên tục tăng, Bộ Y tế cho rằng dịch sởi vẫn trong tầm kiểm soát. GS Nguyễn Thanh Liêm - nguyên Giám đốc BV Nhi TƯ đã lên tiếng.

GS Nguyễn Thanh Liêm cho rằng nên công bố dịch để cả hệ thống chính trị cùng chống dịch

GS Nguyễn Thanh Liêm chia sẻ: "Tình hình dịch sởi hiện nay khiến tôi nhớ lại dịch cúm gia cầm những năm 2004-2005. Cuối năm 2003 khi thấy một số bệnh nhi chết do viêm phổi không đáp ứng với điều trị tôi đã phối hợp cùng bác sỹ Peter Horby gửi các mẫu bệnh phẩm sang phòng xét nghiệm Hongkong và sau đó là Viện vệ sinh dịch tễ nhờ vậy đã sớm phát hiện trường hợp cúm gia cầm đầu tiên tại Việt Nam.

GS Nguyễn Thanh Liêm: Đừng ngần ngại công bố dịch sởi

Dịch cúm gia cầm đã nhanh chóng được công bố và cả hệ thống chính trị đã vào cuộc để đối phó.

Dịch sởi hiện nay so với dịch cúm gia cầm có gì giống và khác?

1 Tính chất nguy hiểm: số bệnh nhân tử vong do sởi cao gấp nhiều lần so với số người tử vong do cúm gia cầm. Vì thế có thể nói dịch sởi đối với Việt Nam nguy hiểm hơn dịch cúm gia cầm.

2 Số người bị mắc bệnh: Số người bị bệnh sởi đặc biệt là trẻ em cao hơn rất nhiều so với số người bị cúm gia cầm.

3 Tốc độ lây lan từ người sang người của bệnh sởi rất cao và nhanh trong khi lây từ người sang người ở cúm gia cầm vẫn đang còn được nghiên cứu.

4 Về độ lan phủ: Số địa phương có bệnh nhân mắc bệnh sởi có lẽ nhiều hơn so với dịch cúm gia cầm ?

5 Sự tham gia của hệ thống

Với dịch cúm gia cầm gần như cả hệ thống được huy động, nhiều bộ, ngành đã vào cuộc: Truyền thông, y tế dự phòng, điều trị, chính quyền các cấp…Tất cả các biện pháp ngừa và dập dịch trong bệnh viện và ngoài cộng đồng đã được thực hiện.

Chính phủ đã có riêng một chương trình cung cấp máy thở và các phương tiện cấp cứu cho các bệnh viện trung ương và tất cả bệnh viện tuyến tỉnh. Bộ khoa học đã chỉ định ngay một đề tài cấp nhà nước để nghiên cứu cơ chế gây bệnh, chẩn đoán và điều trị…

Các cán bộ y tế tham gia chẩn đoán, chăm sóc, điều trị, được hưởng bồi dưỡng theo chế độ chống dịch.

6 Sự tham gia của các tổ chức y tế: Có lẽ các tổ chức quốc tế sốt sắng tham gia vào cúm gia cầm nhiều hơn so với sởi.

7 Tác dụng của vắc xin. Tác dụng phòng sởi của vắc xin đã được chứng minh trong khi đó với cúm gia cầm vẫn đang còn được nghiên cứu.

Những gì chúng ta có thể rút ra từ hai vụ dịch đó là:

1 Muốn dập dịch, đối phó với dịch cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị.

2 Đừng ngần ngại công bố dịch khi đã có dịch. Xét cả về 3 phương diện: mức độ lây truyền, khả năng đáp ứng của các bệnh viện, con số tử vong, đều khó có thể nói dịch sởi đang được kiểm soát tốt.

3 Dịch sởi cho thấy cần phải xem xét lại một số vấn đề của chương trình tiêm chủng mở rộng. Có lẽ mức độ bao phủ của chương trình không cao như chúng ta vẫn nghĩ.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news