Tin mới

Hacker Triều Tiên được lựa chọn và biệt đãi như thế nào?

Thứ bảy, 06/12/2014, 10:36 (GMT+7)

Mặc dù nghèo đói và bị cô lập nhưng Triều Tiên vẫn đầu tư vào những nguồn lực để tham gia chiến tranh mạng gọi là Văn phòng 121.

Mặc dù nghèo đói và bị cô lập nhưng Triều Tiên vẫn đầu tư vào những nguồn lực để tham gia chiến tranh mạng gọi là Văn phòng 121.

 

Những người đào tẩu khỏi Triều Tiên nói rằng Văn phòng 121 là nơi tập hợp của những thiên tài máy tính trong nước, là một bộ phận của Tổng cục Trinh sát – cơ quan gián điệp ưu tú nhất cho quân đội điều hành. Họ nói rằng cơ quan này có liên quan đến những vụ đột nhập do chính phủ Bình Nhưỡng chỉ đạo để do thám hoặc phá hoại đối thủ.

Các chuyên gia quân sự và bảo mật phần mềm cho biết Bình Nhưỡng có khả năng chiến tranh mạng tích cực. Mục tiêu của Triều Tiên là Hàn Quốc. Ngoài ra, họ cũng không hề giấu giếm sự thù ghét với Mỹ, quốc gia đứng về phía Seoul trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-53.

Hãng Sony Pictures, đơn vị phát hành phim "The Interview" đã bị tin tặc đánh sập mạng nội bộ. Triều Tiên trở thành nghi phạm chính trong vụ việc này

Các hacker quân sự nằm trong số những người tài năng nhất, luôn nhận được sự hậu đãi và là người Triều Tiên. Họ được lựa chọn và đào tạo từ khi còn 17 tuổi, Jang Se-yul, một người đã từng học tập với các hacker tại trường khoa học máy tính của quân đội Triều Tiên (Đại học Tự động hóa) trước khi đào tẩu sang Hàn Quốc 6 năm trước nói.

Phát biểu với Reuters tại Seoul, ông này cho biết Văn phòng 121 có khoảng 1.800 chiến binh mạng và được coi là thành phần ưu tú nhất của quân đội Triều Tiên.

“Đối với họ, vũ khí mạnh nhất là không gian mạng. Tại Triều Tiên, nó được gọi là Chiến tranh bí mật”, Jang nói.

 

Một trong những người bạn của ông đang làm việc cho một nhóm của đơn vị 121 ở nước ngoài. Bề ngoài, người này là nhân viên của một công ty thương mại Triều Tiên. Nhưng khi về nhà, anh ta và gia đình mình được cấp cho một căn hộ lớn tại khu nâng cấp tại Bình Nhưỡng.

 

“Không ai biết…bởi công ty của anh ta vẫn kinh doanh như thường. Đó là lý do tại sao những gì anh ta làm càng kinh hoàng hơn. Bạn tôi sinh ra ở nông thôn nhưng anh ta có thể mang cả nhà tới Bình Nhưỡng. Chế độ đãi ngộ với chuyên gia mạng tại Triều Tiên rất lớn… Họ là những người giàu có tại Bình Nhưỡng”.

Ông nói rằng các hacker thuộc Văn phòng 121 nằm trong số 100 sinh viên đã tốt nghiệp trường ĐH Tự động hóa mỗi năm. Hơn 2.500 hồ sơ đăng ký vào trường từng năm.

“Họ được lựa chọn rất cẩn thận”, Kim Heung-kwang, một cựu giáo sư khoa học máy tính tại Triều Tiên, người đã đào tẩu sang Hàn Quốc năm 2004 nói. “Đó là một vinh dự lớn cho họ. Đó là một công việc sang trọng và mọi người hay ảo tưởng về nó”.

Hãng Sony Pictures, một đơn vị của Sony Corp, Nhật Bản, là nhà phân phối của bộ phim “The Interview” – bộ phim hài nói về âm mưu ám sát nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Triều Tiên đã miêu tả bộ phim như là một “hành động chiến tranh”.

Mới đây, hệ thống mạng nội bộ của Sony Pictures đã bị tấn công và gần như sập hoàn toàn. Triều Tiên đang được xem là nguồn gốc của vụ việc. Một nhà ngoại giao Triều Tiên đã phủ nhận việc Bình Nhưỡng đứng đằng sau cuộc tấn công nhằm vào Công ty Sony Pictures hồi tháng trước nhưng một nguồn tin an ninh quốc gia Mỹ lại nói rằng đây chính là nghi phạm.

Năng ngoái, hơn 30.000 máy tính của các ngân hàng và đài truyền hình Hàn Quốc cũng bị tấn công tương tự. Các nhà nghiên cứu an ninh mạng cũng tin rằng Triều Tiên đã gây ra vụ việc.

Nhiều tháng sau đó, website của chính phủ Hàn Quốc trở thành mục tiêu. Trang web của Tổng thống đã bị tẩy xóa và thay vào đó là dòng banner: "Long live General Kim Jong Un, president of reunification!"

Bảo Linh (tin tức Reuters)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news