Tin mới

Hãy lưu ý 4 điều này nếu không muốn con bạn mắc chứng tự kỷ

Chủ nhật, 13/11/2016, 21:48 (GMT+7)

Nếu cách đây khoảng 20 năm, người ta khá lạ tai với cụm từ “tự kỉ” thì giờ đây chứng bệnh này đã trở nên phổ biến hơn và trở thành nỗi bất an của rất nhiều gia đình có con trẻ.

Nếu cách đây khoảng 20 năm, người ta khá lạ tai với cụm từ “tự kỉ” thì giờ đây chứng bệnh này đã trở nên phổ biến hơn và trở thành nỗi bất an của rất nhiều gia đình có con trẻ.

Một cách dễ hiểu, tự kỉ là chứng rối loạn về phát triển, cản trở khả năng trí hiểu, ngôn ngữ, giao tiếp hay biểu lộ cảm xúc. Chứng bệnh này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần, mà còn có thể để lại thương tật vĩnh viễn trong tâm hồn, gây hậu quả nghiêm trọng cho học tập, công việc, giao tiếp xã hội và cả cuộc sống tương lai của trẻ,

Những dấu hiệu của chứng tự kỉ thường xuất hiện vào 3 năm đầu đời, tuy nhiên trong xã hội hiện đại, áp lực có thể gây cho trẻ những tổn thương tinh thần, dễ dàng dẫn đến tự kỉ. Vì vậy bên cạnh việc theo dõi sát sao cuộc sống của trẻ, bố mẹ đừng bỏ qua những phương pháp sau đây để đẩy chứng bệnh này ra xa bầu trời trẻ nhỏ.

1. Nói “không” với áp lực học tập

Trẻ em (nhất là trẻ em thành phố) đang bị rơi vào vòng xoáy của những giờ học triền miên từ học văn hóa đến nghệ thuật, từ môn học chính sang học phụ đạo,... Cái chúng nhận được nhiều nhất chưa chắc đã phải lời khen từ mọi người xung quanh mà chính là kỳ vọng gia đình đặt ra. Hơn nữa trẻ chưa hề có khả năng phản kháng, nên chúng cố gắng làm theo những kỳ vọng ấy mà không nhận thức được áp lực lớn dần quanh mình. Đến một hạn định nào đó, áp lực sẽ gây nên tổn thương tinh thần và xa hơn là chứng tự kỉ. Vì thế, bố mẹ hãy giúp con gập sách lại và làm những việc của một đứa trẻ có quyền được làm như đọc sách, xem hoạt hình hay vui chơi cùng bạn bè... Chúng sẽ có tinh thần thoải mái để tiếp tục học tập thật tốt trên ghế nhà trường.

Đừng bắt ép bé trong việc học tập, thay vào đó hãy khích lệ trẻ

2. Giao lưu nhiều hơn

Việc giao lưu với thế giới xung quanh có vai trò quan trọng đối với sự phát triển về khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ. Ở một môi trường không bị bao quanh và giới hạn, trẻ sẽ tự do thể hiện quan điểm, cảm xúc của mình đối với con người, vạn vật. Từ đó tư duy của trẻ được tăng cường, cải thiện, tinh thần cũng cởi mở và vui vẻ hơn.

3. Nuôi dưỡng cảm xúc

Có nhiều cách để cùng trẻ nuôi dưỡng tâm hồn lành mạnh, tràn đầy yêu thương. Hãy cùng trẻ  khám phá cảm xúc qua các câu chuyện, bức tranh, bài hát,... để trẻ thêm yêu thương cuộc sống và tích lũy những phẩm chất tốt đẹp. Việc nuôi dưỡng cảm xúc nên được thực hiện ngày qua ngày, tự nhiên và gần gũi, để trẻ coi việc này như một thói quen giúp cuộc sống lành mạnh hơn.

Tạo cho trẻ thói quen đọc sách, những trải nghiệm trong cuộc sống

4. Tăng cường khả năng tự lập

Khả năng tự lập giúp trẻ điều khiển cuộc sống tốt hơn từ sức khỏe đến tâm lý. Bố mẹ nên để cho trẻ có nhiều hơn những quyết định cho riêng mình mà không bị ảnh hưởng bởi người lớn. Nhờ đó trẻ sẽ có tinh thần thoải mái để học tập, vui chơi mà không bị ức chế tâm lý và đẩy lùi yếu tố gây nên chứng tự kỉ.

Tự lập là cách tốt nhất giúp trẻ biết tương tác và tìm tòi cách làm mới

Về bản chất, việc giúp trẻ tránh xa tự kỉ là quá trình tương tác giữa trẻ và gia đình cũng như thế giới xung quanh. Hãy học và chơi cùng con với tất cả tình thương, hãy đứng trên lập trường của con để thấu hiểu và cùng con vẽ những bức tranh cuộc sống mà con muốn.

Ka Linh

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news