Tin mới

Hiện tượng chưa từng xảy ra ở Bắc Cực khiến giới khoa học rối loạn

Thứ năm, 25/06/2020, 11:40 (GMT+7)

Một ngôi làng tại Bắc Cực đã ghi nhận mức nhiệt độ "cao chưa từng thấy", báo hiệu tình trạng biến đổi khí hậu trầm trọng do chính con người gây ra

Biến đổi khí hậu đang ngày có những tác động rất rõ rệt lên hành tinh xanh. Cuối tuần qua, một thị trấn tại Bắc Cực, nơi được mệnh danh là lạnh nhất thế giới lại ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục.

Nhiệt độ ở thị trấn nhỏ Verkhoyansk thuộc Siberia đạt mốc 38 độ C hôm 20/6, trong khi trung bình tháng 6 chỉ 20 độ C. Đây là mức nhiệt chưa từng có trong tiền lệ tại khu vực phía bắc Vòng Bắc cực.

>>> Xem thêm: Lỗ thủng tầng ozone lớn nhất Bắc Cực được 'vá lại'

Vốn là một trong những thị trấn lạnh nhất thế giới, Verkhoyansk từng có mùa đông lạnh tới -68 độ C. Ảnh: Internet

Khung cảnh đặc trưng của miền đông Siberi, ghi nhận năm 2019. Ảnh: Internet

Nhưng năm nay, thị trấn nằm ở Vòng Bắc Cực này lại trải qua mùa hè nóng bất thường, lên tới gần 40 độ C. Ảnh: Vox.

Hôm thứ 3 (23/6), Tổ chức Khí tượng học Thế giới cho hay, họ đang xác định lại tính chính xác của nhiệt độ này. Tuy nhiên, bóng thám không hôm thứ bảy cũng ghi nhận nhiệt độ cao khác thường ở các vùng khí hậu thấp hơn, càng củng cố cho con số 37 độ C nói trên!

Nhà khí tượng học và chuyên gia thời tiết của CBS News, Jeff Berardelli, cho biết nhiệt độ trên ở vùng cận hoặc ngay tại Cực Bắc là “gần như chưa bao giờ nghe thấy”!

>>> Xem thêm: Hiện tượng 'lửa thây ma' quay đầu, đe dọa 'nung chảy' Bắc Cực

Verkhoyansk nằm bên bờ sông Yana ở Vòng cực Bắc. Vào mùa đông, nơi này được xem như một trong những thị trấn lạnh nhất thế giới. Năm 1892, nhiệt độ ở đây hạ xuống -67,8 độ C. Nhiệt độ trung bình tháng 6 ở Verkhoyansk là 20 độ C.

Nhiệt độ kỷ lục lên tới 37, 38 độ C tại thị trấn này đang là mức kỷ lục ở một trong những nơi đang ấm lên nhanh nhất thế giới. Siberia đang trải qua nhiệt độ dao động lớn giữa các tháng và các năm, theo Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S), chương trình do Ủy ban châu Âu điều phối. Nhưng nhiệt độ ấm hơn mức trung bình kéo dài lâu như vậy là điều bất thường. Nhiệt độ ở Siberia vượt xa mức trung bình từ năm 2019.

Các điểm nóng nhiệt độ vùng Tây Siberia. Ảnh: Internet

Nhà khoa học khí hậu Martin Stendel trên Twitter có viết, nhiệt độ 38 độ C ghi nhận ở vùng Tây Bắc Siberia tháng rồi là sự kiện 100.000 năm có 1–nếu không xảy ra biến đổi khí hậu. Nếu lượng khí thải carbon vẫn tiếp tục, mức nhiệt độ này sẽ là bình thường ở khu vực lạnh nhất hành tinh chúng ta vào năm 2100!

Trong vòng 4 tháng đầu năm 2020, châu Á ghi nhận mức tăng kỷ lục của nhiệt độ, ít nhất tăng thêm 8 độ C. Ảnh: Internet

Nguyên nhân dẫn tới nhiệt độ gia tăng tại Siberia được cho là do các vụ cháy rừng diễn ra ngày càng nhiều hơn mỗi năm và tình trạng tan chảy của các tầng băng giá vĩnh cửu (permafrost). Theo chuyên gia môi trường từ Đai học Alaska Katey Walter Anthony, tầng băng tan nhanh lại thải ra lượng khí metan khổng lồ vào bầu khí quyển và lan rộng khắp toàn cầu.

Cháy rừng (chấm đỏ) trên khắp Siberia vào ngày 21-6, do nhiệt độ cao kỷ lục vào tháng 5 làm khô đất. Ảnh: NASA.

“Khí metan từ Bắc cực không ở lại Bắc cực mà ảnh hưởng tới toàn thế giới”, bà Katey nói.

Đáng chú ý, các nhà khoa học từng dự đoán rằng đến năm 2100, nhiệt độ ở Bắc Cực có thể lên đến 38 độ C. Tuy nhiên cuối cùng mức nhiệt “chạm nóc” này đã được ghi nhận trước đó 80 năm.

Hình ảnh thảo nguyên Kurai, sông Chuya trên và phần dãy núi Altai thuộc địa phận Siberia, Nga. Ảnh: Internet

>>> Xem thêm: Choáng ngợp với siêu khách sạn bay 5 sao phục vụ giới tỷ phú du ngoạn Bắc Cực

Những con số nhiệt độ cao đáng sợ này lại một lần nữa cho thấy xu hướng nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu. Bắc Cực tăng nhiệt độ nhanh gấp đôi các vùng khác trên Trái Đất, và những sự kiện đang diễn ra những năm gần đây toàn là những thứ ta có thể dự đoán được ít nhiều, nhưng lại chẳng làm được mấy việc để ngăn chúng diễn ra. Cứ mỗi năm trôi qua, lại một kỷ lục đáng buồn nữa xuất hiện, lại tiếp tục là những lời cảnh báo lần nào cũng nói.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news