Tin mới

Hình ảnh "rợn tóc gáy" của những người "chơi" với rắn độc

Thứ sáu, 14/03/2014, 11:57 (GMT+7)

Trực tiếp tham gia buổi giết mổ rắn mới thấy hết sự thuần thục, chính xác trong từng nhát dao của những người thợ kể cả người trẻ hay người đứng tuổi ở làng rắn Lệ Mật.

 

Trực tiếp tham gia buổi giết mổ rắn mới thấy hết sự thuần thục, chính xác trong từng nhát dao của những người thợ kể cả người trẻ hay người đứng tuổi ở làng rắn Lệ Mật.

Những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát, cuộc sống của người dân làng Lệ Mật (phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội) có nhiều khởi sắc.

Góp phần vào công cuộc “thay da đổi thịt” ấy là nghề nuôi rắn. Nhưng tốc độ đô thị hóa mạnh cùng tính chất nguy hiểm của nghề này khiến nhiều hộ chăn nuôi không còn giữ được nét nghề. Thậm chí có người đã bỏ mạng với chính rắn do mình nuôi. Họ dần đi tìm con đường mưu sinh bằng nghề khác, khiến cho làng nghề nuôi rắn Lệ Mật ngày càng bị thu hẹp.

Hình ảnh

Thế nhưng khi nhắc tới làng Lệ Mật, người ta vẫn nhắc tới một làng nghề nuôi bắt và chế biến rắn lớn nhất miền Bắc với 370 nhà hàng chuyên các món ăn về rắn, mỗi ngày ở đây đón trên 500 lượt khách trong và ngoài nước.

Ông Trương Xuân Triệu, hơn 50 năm gắn bó với nghề nói vui: Nhiều người dân nơi đây đã đánh đổi cả mạng sống của mình để làm giàu.

Trực tiếp tham gia buổi giết mổ rắn ngay tại bàn cho khách mới thấy hết sự thuần thục, chính xác trong từng nhát dao của những người thợ kể cả người trẻ hay người đứng tuổi ở làng rắn Lệ Mật. Điều đặc biệt, tim rắn vẫn đập bình thường trong khoảng 15 phút sau khi người thợ cắt bỏ ra khỏi cơ thể.

Dưới đây là những hình ảnh "đáng sợ" ở làng nuôi rắn:

 Hình ảnh

Với những người đã có nhiều năm kinh nghiệm như ông Triệu thì việc cầm một con rắn hổ mang, rắn ráo, cạp nong, cạp nia... đã trở nên không còn là điều quá đáng lo ngại.

Hình ảnh

Thậm chí ông dùng chính bàn tay đã từng bị rắn cắn để lại dị tật mà khống chế chúng một cách thuần thục.

Hình ảnh

Ông Triệu kể lại: Những vết rắn cắn như thế này ông không phải chỉ bị một lần nhưng đây là lần nặng nhất và để lại di chứng nhìn thấy rõ.

Hình ảnh

Thậm chí lớp người kế cận...

Hình ảnh

Hay những thanh niên trẻ tuổi ở làng rắn Lệ Mật có thể cầm những con rắn đang như chực cắn người ấy mà không mảy may sợ sệt.

Hình ảnh

Hay những thanh niên trẻ tuổi ở làng rắn Lệ Mật có thể cầm những con rắn đang như chực cắn người ấy mà không mảy may sợ sệt.

Hình ảnh

Nuôi rắn là nghề nguy hiểm, nếu muốn giữ được nghề này, người nuôi rắn phải có kỹ thuật chăm sóc tốt để tránh bị chúng tấn công.

Hình ảnh

Trứng rắn.

Hình ảnh

Khâu giết mổ rắn luôn thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Hình ảnh

Vị trí lấy mật...

Hình ảnh


Thậm chí cả khâu đoạn lột da rắn để chuẩn bị cho "đại tiệc" của khách hàng cũng được làm trong tích tắc.

Hình ảnh

Hay tim rắn luôn được các thợ ở đây căn chính xác tới từng milimet.

Hình ảnh

Điều đặc biệt, tim rắn vẫn đập khoảng 15 phút sau khi người thợ cắt bỏ khỏi cơ thể rắn.

Theo Trí Thức Trẻ

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news