Tin mới

Hồ sơ Panama: Chiêu trò ngăn Mỹ - Nga hòa hoãn?

Thứ sáu, 08/04/2016, 16:17 (GMT+7)

Rò rỉ Hồ sơ Panama là nỗ lực của phương Tây nhằm đối phó với quan hệ Nga - Mỹ đang căng thẳng, Stephen F.Cohen, giáo sư danh dự tại ĐH  New York và Princeton nói.

Rò rỉ Hồ sơ Panama là nỗ lực của phương Tây nhằm đối phó với quan hệ Nga - Mỹ đang căng thẳng, Stephen F.Cohen, giáo sư danh dự tại ĐH  New York và Princeton nói.

Việc công bố Hồ sơ Panama (xảy ra sau khi lệnh ngừng bắn tại Syria do Nga - Mỹ làm trung gian và Quân đội Syria cùng với Không quân Nga giải phóng Palmyra) dường như là một nỗ lực để giáng thêm một đòn mạnh vào quan hệ Nga - Mỹ.

Ông Stephen F. Cohen - giáo sư danh dự nghiên cứu nước Nga tại ĐH New York và Princeton - phát biểu tại chương trình The John Batchelor rằng: Chẳng có gì mới, tương tự như "những tin tức" chống Liên Xô đã từng nổi lên cách đây 40 năm trong thời Chiến tranh Lạnh, khi mà mối quan hệ giữa Washington và Moscw "dường như đang tiến tới hòa hoãn".

Tên của ông Putin thậm chí còn chẳng được đề cập đến trong "hồ sơ" này. Tuy nhiên, các nguồn tin của truyền thông phương Tây đã không đắn đo khi chỉ tay đổ lỗi cho nhà lãnh đạo Nga cho dù họ chẳng đưa ra được bất cứ bằng chứng nào để khẳng định những cáo buộc ấy.

"Vì thế, những gì chúng ta có ở đây là một trận sóng thần, sóng thần gồm những báo cáo chống lại Putin của phương Tây", giáo sư Cohen nhận định.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Sputnik

Mặc dù mục tiêu mở rộng hơn so với dự định ban đầu, việc làm rò rỉ tài liệu này đã tấn công Tổng thống Ukraine Poroshenko bất ngờ so với dự tính trước đó của họ.

Khi ông Poroshenko tranh cử tổng thống trở lại vào năm 2014, ông hứa với các cử tri của mình là sẽ kinh doanh kẹo và công ty truyền thông. Tuy nhiên, lời hứa này đã không được thực hiện. Trong khi bản thân đại diện là một tổng thống chống tham nhũng, ông Poroshenko lại kinh doanh ở nước ngoài và tước đoạt hàng triệu đô la tiền thuế của Ukraine.

"Điều này còn tệ hơn rất nhiều. Nó xảy ra trong những chỉ thị và trong cái tên của ông (Poroshenko) vào tháng 8/2014, tại thời điểm khi quân đội Ukraine bị vây hãm ở miền đông đất nước... Trong tâm chí người dân Ukraine, mọi người sẽ nghĩ: "Tổng thống của chúng ta đã trốn thuế và chuyển tài sản của người Ukraine ra nước ngoài trong khi các thanh niên trai tráng đang ngã xuống", học giả người Mỹ nhấn mạnh.

Để làm tăng sự hỗn loạn, ngày 31/3, tờ New York Times đã đăng bài báo có tựa đề: "Sự tham nhũng không nhượng bộ của Ukraine", cáo buộc Kiev không sẵn lòng chống tham nhũng.

"Ông Poroshenko dường như đã chấp nhận để cho tham nhũng tiếp diễn như cái giá phải trả cho chút quyền lực. Nhưng tổng thống, thủ tướng và quốc hội phải hiểu là Quỹ tiền tệ Quốc tế và các nước tài trợ, trong đó có Mỹ, không thể tiếp tục đổ tiền vào cái đầm tham nhũng, trừ khi chính phủ bắt đầu hình thành các quy tắc dân chủ mà người dân Ukraine đòi hỏi trong các cuộc biểu tình", bài báo viết.

Tuy nhiên, đáp lại, nhà lãnh đạo Ukraine đã gọi bài báo này là "một phần của cuộc chiến tranh lai chống lại Ukraine".

"Liệu nó có nghĩa là sự nghiệp chính trị của ông Poroshenko sẽ chấm dứt? Chưa chắc, bởi Poroshenko "phù hợp" với rất nhiều người ở Washington”, giáo sư Cohen nhận xét.

Trong khi đó, cuộc chiến thông tin chống lại Nga đang được đà bùng nổ và nhiều chính khách NATO đang tham gia tích cực vào cuộc chiến này.

Washington và các đồng minh NATO của mình đã nhanh chóng quên đi là Lực lượng Không gian vũ trụ Nga là người đã cắt đứt tuyến đường tiếp tế  của IS tại Syria và giáng một đòn chết chóc vào nhóm khủng bố này tại Palmyra.

Giờ đây các viện Chính sách có ảnh hưởng tại Mỹ, đáng chú ý nhất là Viện Brookings, cho rằng sự hỗ trợ của Nga đối với Quân đội Ả Rập Syria để chống lại IS có thể phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn.

Giáo sư Cohen đã chỉ ra ứng viên Tổng thống Donald Trump, người thực sự chỉ trích chính sách đối ngoại của lưỡng đảng Mỹ:

Theo Viện Brookings, ông Trump đã đặt ra 5 câu hỏi cơ bản: "Liệu Mỹ có luôn là người lãnh đạo và thế giới? Nhiệm vụ chính của NATO ngày nay, 25 năm sau khi Liên Xô sụp đổ và khi chủ nghĩa khủng bố thế giới vẫn đe dọa phương Tây là gì? Tại sao Washington liên tục theo đuổi chính sách lật đổ chế độ tại Iraq, Libya, có thể là ở Ukraine và giờ là ở Damascus, thậm chí là khi nó luôn kết thúc trong "thảm họa? Tại sao Mỹ coi Putin của Nga là kẻ thù và không phải là một đối tác an ninh? Và liệu học thuyết vũ khí hạt nhân của Mỹ có tính đến cam kết không sử dụng đầu tiên, điều không có trong này?"

Giáo sư Cohen nhấn mạnh rằng không có câu hỏi nào trong số này được báo chí phương Tây trả lời. Mặc dù vấn đề này đang bùng nổ thì chính quyền Mỹ và các nguồn truyền thông phục vụ cho họ đang muốn bưng bít nó.

Xem thêm:

[mecloud]sd96pI0XPS[/mecloud]

Bảo Linh (Sputnik)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Bộ Tài chính: Đã xác định rõ danh tính 19 đại gia Việt trong hồ sơ Panama

Liên quan đến tài liệu Panama đã tiến hành xác minh các thông tin theo kế hoạch đề ra. Tổ công tác thuộc Bộ Tài chính đã khớp nối được các thông tin liên quan đến 19 cá nhân, tổ chức Việt Nam được nêu tên trong hồ sơ Panama công bố hồi đầu tháng 5.