Tin mới

Hỏa lực của trực thăng UH-1 trong chiến đấu

Thứ năm, 29/01/2015, 15:09 (GMT+7)

Khi tác chiến, UH-1 trang bị đại liên minigun 6 nòng có khả năng bắn tới 4.000 viên/phút và 2 thùng rocket tổng cộng 14 quả rocket, có thể gắn nhiều loại rocket khác nhau, yểm trợ rất hiệu quả cho bộ binh, xe tăng tấn công mục tiêu mặt đất.

 

 

Khi tác chiến, UH-1 trang bị đại liên minigun 6 nòng có khả năng bắn tới 4.000 viên/phút và 2 thùng rocket tổng cộng 14 quả rocket, có thể gắn nhiều loại rocket khác nhau, yểm trợ rất hiệu quả cho bộ binh, xe tăng tấn công mục tiêu mặt đất.

Đại tá phi công Nguyễn Xuân Trường, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 917 những năm 1978-1979, người từng lái UH-1 cho biết, UH-1 là loại trực thăng đa dụng, vừa để chở quân, tiếp tế, cứu thương, trinh sát vừa tham chiến rất hiệu quả.

Đại tá phi công Nguyễn Xuân Trường, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 917 người từng lái UH-1.

Trả lời báo Trí thức trẻ, Đại tá phi công Nguyễn Xuân Trường, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 917 những năm 1978-1979, cho biết:

Trung đoàn không quân 917 lúc mới thành lập gồm 4 phi đội, toàn bộ là máy bay chiến lợi phẩm thu được, trong đó có 2 phi đội UH-1, 1 phi đội CH-47, 1 phi đội trinh sát L-19, U-17.

Kể từ khi phi công Hồ Duy Hùng, là người của ta cài vào quân đội Sài Gòn cũ, lái chiếc trực thăng UH-1 với đầy đủ vũ khí, đạn dược của Không lực Việt Nam Cộng Hòa bay ra vùng giải phóng vào ngày 7/11/1973, có thể nói Không quân Nhân dân Việt Nam lần đầu tiên được trang bị trực thăng UH-1.

Trực thăng UH-1 của Trung đoàn Không quân 917 từng tham gia giải phóng miền Nam, giải phóng Quần đảo Trường Sa, đánh Khmer Đỏ từ những ngày đầu tiên khi chúng đổ bộ chiếm các đảo Thổ Chu, bắc đảo Phú Quốc.

Các phi đội trực thăng UH-1 của Trung đoàn Không quân 917 cũng tham chiến, tiễu phỉ Fulro, ổn định tình hình Tây Nguyên sau chiến tranh.

 

Khẩu minigun 6 nòng gắn trên UH-1 chuẩn bị cho đợt diễn tập bắn đạn thật phối hợp quân binh chủng. Ảnh Trí thức trẻ

Đại tá phi công Nguyễn Xuân Trường cho biết, UH-1 là loại trực thăng đa dụng, vừa để chở quân, tiếp tế, cứu thương, trinh sát vừa tham chiến rất hiệu quả.

Trực thăng UH-1 có thể trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau. Khi chở quân, UH-1 trang bị 2 trung liên 1 nòng bắn dọn bãi đổ quân.

Khi tác chiến, UH-1 trang bị đại liên minigun 6 nòng có khả năng bắn tới 4.000 viên/phút và 2 thùng rocket tổng cộng 14 quả rocket, có thể gắn nhiều loại rocket khác nhau, yểm trợ rất hiệu quả cho bộ binh, xe tăng tấn công mục tiêu mặt đất.

Tổ bay UH-1 thường có từ 3-4 người lính gồm một phi công lái chính, một phi công lái phụ, một dẫn đường kiêm cơ giới trên không và một xạ thủ súng máy.

Video: Trực thăng UH-1 bay rợp trời trong chiến tranh Việt Nam

 

 

UH-1 thiết kế để chở một tiểu đội lính Mỹ với 11 người lính trang bị đầy đủ vũ khí đạn dược, hay 1 tấn hàng, tương đương 20 bao gạo. UH-1 không kén chọn bãi, có thể hạ cánh trên nền đất yếu, lồi lõm như mặt ruộng, thời gian đổ quân chỉ 10 giây.

Chiếc UH-1 trong biên chế QĐND Việt Nam vừa gặp nạn.

Trực thăng UH-1 được sử dụng hiện nay trong Không quân Việt Nam hầu hết là những trực thăng thu được của Mỹ năm 1975 và được Việt Nam sửa chữa, bảo dưỡng để đưa vào phục vụ các hoạt động huấn luyện và các nhiệm vụ khác.

Được quân đội Mỹ phát triển vào năm 1955 do hãng Bell chế tạo với cái tên ban đầu là Bell 204. Sau khi được đưa vào sản xuất hàng loạt năm 1962, chiếc trực thăng quân sự đa năng này được mang cái tên UH-1 Iroquois, và nó trở thành một biểu tượng của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ ở Việt Nam, trực thăng UH-1 một thời đã đóng vai trò chủ lực trong chiến thuật “trực thăng vận” của Mỹ với hình ảnh những chiếc UH-1 bay rợp bầu trời miền Nam.

Theo thống kê, trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã mất 3.305 chiếc UH-1 trong tổng số 7.013 chiếc được đưa vào chiến trường, cùng với đó là 1.074 phi công và 1.103 binh lính đi kèm thiệt mạng.

UH-1 trong chiến tranh Việt Nam.

Sau 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thu được 50 chiếc UH-1 còn nguyên vẹn do Mỹ và ngụy quyền bỏ lại, sau đó những chiếc trực thăng này nhanh chóng được sửa chữa, hồi phục để đưa vào hoạt động bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.

 

Tuy nhiên, đến cuối thập niên 1990, những chiếc trực thăng UH-1 này ngày càng cũ kỹ và phát sinh nhiều hỏng hóc, trong khi vật tư thay thế vô cùng khan hiếm, khiến trực thăng UH-1 gần như bị loại khỏi thực lực chiến đấu của Không quân Việt Nam từ năm 1982.

 

Đến năm 2005, UH-1 có những bước “hồi sinh” thần kỳ dưới bàn tay tài hoa của các kỹ sư, kỹ thuật viên Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam khi các hệ thống động cơ, thiết bị thông tin, thân vỏ, các cụm van nhiên liệu… đã được tận dụng thay thế từ những chiếc máy bay đã đưa vào diện thải loại.

Khoảng 12 chiếc UH-1 đã được sửa chữa, khôi phục và tái trang bị cho Không quân Nhân dân Việt Nam, trong bối cảnh chúng ta vẫn phải chịu lệnh cấm vận về vũ khí, trang bị kỹ thuật của Mỹ.

Đến năm 2009, Bộ Ngoại giao Mỹ đã rút lệnh cấm xuất khẩu trực thăng quân sự cho Việt Nam. Sau khi lệnh cấm vận được gỡ bỏ, Việt Nam đã ký kết các hợp đồng nâng cấp trực thăng UH-1H Huey để giúp hoạt động nhân đạo và cứu hộ cứu nạn, với sự giúp đỡ của các chuyên gia và phụ tùng từ Mỹ.

Năm 2010, tướng Mỹ Richard Genaille cho biết Mỹ đã cấp 1,3 triệu USD cho chương trình củng cố quan hệ an ninh quốc phòng với Việt Nam, trong đó có chi phí nâng cấp khoảng 15 chiếc trực thăng UH-1 của Việt Nam.

Ngày 28/1, Trung tướng Võ Văn Tuấn, phó tham mưu trưởng QĐND Việt Nam xác nhận một máy bay trực thăng UH-1 của Không quân Việt Nam đã rơi tại ấp 4, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP.HCM sau khi cất cánh vài phút từ sân bây Tân Sơn Nhất. Hậu quả, khiến 4 quân nhân tử nạn.

T.Phong (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news