Tin mới

Trung Quốc xem xét hỏa táng Mao Trạch Đông, thúc đẩy kế hoạch an táng xanh

Thứ năm, 25/02/2016, 13:42 (GMT+7)

Chín phòng ban thuộc Bộ Nội vụ Trung Quốc đã lên tiếng ủng hộ các hình thức an táng như hải táng, thụ táng (hay còn gọi là lộ thiên táng) hay hợp táng các thành viên trong gia đình. Mục đích của các hình thức an táng “xanh” này là nhằm “tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường”.\n 

Chín phòng ban thuộc Bộ Nội vụ Trung Quốc đã lên tiếng ủng hộ các hình thức an táng như hải táng, thụ táng (hay còn gọi là lộ thiên táng) hay hợp táng các thành viên trong gia đình. Mục đích của các hình thức an táng “xanh” này là nhằm “tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường”.

Thế nhưng, dư luận hiện chia thành hai phe: một số quan điểm cho rằng những hình thức an táng “kiểu mới” này đang đi ngược lại với quan niệm truyền thống của người Trung Quốc xưa “nhập thổ vi an”. Nhưng cũng có những ý kiến lên tiếng ủng hộ những hình thức này với lý do hình thức chôn cất bằng quan tài, xây bằng xi măng như hiện nay không những ô nhiễm môi trường mà còn lãng phí rất nhiều đất đai.

(Ghi chú: Thủy táng, còn gọi là hải táng, là thả thi thể người chết xuống sông hoặc xuống biển.

Thụ táng, còn gọi là lộ thiên táng, là đem tro xương của người chết chôn dưới gốc cây hoặc rải lên một khoảnh đất nào đó rồi trồng lên chỗ ấy một cây làm kỷ niệm. )

Trong một bản báo cáo mới được cư dân mạng Trung Quốc truyền tay nhau cho thấy, 46,2% người trong 10.749 người tham gia điều tra có thái độ ủng hộ; 42,4% phản đối; 11,4% còn lại không đưa ra bình luận nào.

Ngày 24/2, chín bộ ban ngành thuộc Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Ủy ban cải cách Trung Quốc đã phát hành bản “ Đề xuất đẩy nhanh tiến trình xây dựng nền văn hóa sinh thái”, viết tắt là “Đề xuất xây dựng”. Bản “Đề xuất xây dựng” này cho biết, đất đai không phải để xây mộ; ủng hộ các thành viên trong gia đình hợp táng; đẩy mạnh hình thức an táng sinh thái như thụ táng để có nhiều diện tích trồng hoa lá cây cỏ, đồng thời kêu gọi nhân dân sử dụng các hình thức an táng không giữ lại tro cốt như tán xạ hoặc rải tro ra biển sau khi hỏa táng.

Di thể Chủ tịch Mao Trạch Đông. Ảnh: Duowei

Hình thức an táng phổ biến nhất và xuất hiện sớm nhất tại Trung Quốc là thổ táng, cũng chính là quan niệm “nhập thổ vi an” của người cổ đại Trung Quốc. Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền, đã đưa ra qui định sẽ tiến hành hỏa táng ngoài một số dân tộc thiểu số nhằm mục đích tiết kiệm đất đai và ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh. Để thúc đẩy hình thức an táng này, nhà lãnh đạo số 1 Trung Quốc, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã ký quyết định ủng hộ hình thức mới này, cam kết sau khi qua đời sẽ tiến hành hỏa táng, không giữ lại di thể. Điều đương nhiên là, di nguyện này của Chủ tịch Mao đã không được thực hiện. Hiện nay, di thể của “vị cha già” dân tộc Trung Hoa hiện vẫn được trưng bày tại Lăng tưởng niệm Chủ tịch Mao Trạch Đông – nằm cạnh Quảng trường Thiên An Môn. Với một số người cùng thời kỳ với Chủ tịch Mao như Lưu Thiếu Kỳ hay Chu Ân Lai, sau khi qua đời đã được hỏa táng, tro cốt được rải xuống biển.

Thế nhưng, sau khi hình thức hỏa táng được sử dụng rộng rãi, những vấn đề về môi trường cũng xuất hiện càng nhiều qua từng ngày. Sau khi hỏa táng, các bình đựng tro cốt sẽ được sắp xếp trong khu vực nghĩa trang. Việc xây dựng các khu nghĩa trang bằng xi măng hoặc đá cẩm thạch sẽ ngăn chặn sự “hô hấp” của đất. Điều này khiến nguy cơ xói mòn đất tăng cao trong những năm gần đây. Hơn nữa, lượng khí thải độc hại và các hợp chất của lưu huỳnh được hình thành trong quá trình hỏa thiêu sẽ bị xả thẳng ra môi trường bên ngoài. Điều này là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng hiện nay của Trung Quốc.

Bản “Đề xuất xây dựng” được Bộ Nội vụ phát hành lần này cổ vũ hình thức sinh thái sau khi hỏa táng, phần tro cốt sẽ được đem đi sử dụng để trồng cây xanh. Việc này có thể giảm lượng sử dụng các chất thải sinh học hoặc giảm số lượng chôn các lọ tro cốt xuống lòng đất. Đồng thời cũng đề xuất ý kiến về các hình thức an táng sinh thái không giữ lại tro cốt như tán xạ hỏa táng hoặc rải tro cốt xuống biển.

Người ủng hộ nhiều, người phản đối cũng không ít. Nguyên nhân chính của việc phản đối nằm ở bốn chữ “không giữ tro cốt”. Cũng có ý kiến ủng hộ, đồng thời cũng cho rằng, những việc tốt “ích nước lợi nhà” như vậy nên được các vị lãnh đạo đi đầu làm gương.

Những ý kiến bất đồng cũng tương đối nhiều. Họ cho rằng, trước đó không cho thổ táng; hiện nay hỏa táng cũng không cho giữ lại tro cốt là việc làm hết sức quá đáng. Qui định này dường như chỉ có chút lợi thế với những nhà kinh doanh bất động sản mà thôi.

Đương nhiên, trong những tiếng nói phản đối, cũng có ý kiến về việc “giải quyết” di thể của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Có người cho rằng, đảng viên Đảng Cộng sản nên đi đầu trong phong trào “an táng xanh”, cũng bao gồm cả “vị” nằm trong quảng trường Thiên An Môn kia (Ý chỉ chủ tịch Mao)

Theo tìm hiểu, từ ngày 1-1-2013, khi thực hiện hỏa táng tại các cơ sở của Hà Nội, người dân (có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội) sẽ được hưởng mức hỗ trợ chi phí hỏa táng 3 triệu đồng/trường hợp, đối với người lớn và 1,5 triệu đồng/trường hợp, đối với trẻ em dưới 6 tuổi. Ngoài ra, TP cũng hỗ trợ chi phí vận chuyển 500.000 đồng/trường hợp, đối với khu vực nội thành và 1 triệu đồng/trường hợp, đối với khu vực ngoại thành. Quy định mới thực hiện trong 3 năm từ 2013-2015.

Nghiêm Thu (Duowei)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news