Tin mới

Hơn 100 trẻ chết vì bệnh sởi và những dấu hỏi

Thứ sáu, 18/04/2014, 08:25 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Bộ trưởng Tiến ở đâu trước khi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thị sát?, Bộ y tế giấu dịch? Tử vong vì những biến chứng sởi không phải do sởi?... Đó là những dấu hỏi vẫn tồn tại khi 108 trẻ đã phải bỏ mạng vì dịch bệnh. \nDịch sởi: Bộ trưởng Y tế không cho phóng viên quay phim mình\nDịch sởi liệu có bùng phát như dịch SARS?\nNghịch lý từ đỉnh dịch sởi

(Tinmoi.vn) Bộ trưởng Tiến ở đâu trước khi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thị sát?, Bộ y tế giấu dịch? Tử vong vì những biến chứng sởi không phải do sởi?... Đó là những dấu hỏi vẫn tồn tại khi 108 trẻ đã phải bỏ mạng vì dịch bệnh. 

Diễn biến của dịch sởi và chỉ đạo của lãnh đạo các bộ ngành, địa phương là vấn đề đang được dư luận quan tâm. Sau chuyến thị sát của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã đến nơi "tâm điểm của dịch sởi" – Bệnh viện Nhi Trung ương. Con số về số trẻ tử vong do sởi được công bố chiều ngày 15/4 cũng đã “có vẻ” thật hơn số liệu 25 người nêu trong bài phỏng vấn Cục trưởng Cục y tế dự phòng, Bộ y tế 1 ngày trước đó (ngày 14/4) nhưng vẫn còn nhiều dấu hỏi quanh sự việc này. 

Bộ y tế giấu dịch? 

Trong buổi tiếp Phó thủ tướng Vũ Đức Đam “thị sát” tình hình dịch sởi chiều 15/4, lãnh đạo bệnh viện Nhi Trung ương đã cho biết, tình trạng lây nhiễm chéo, đến Bệnh viện Nhi T.Ư khám và chữa các bệnh khác nhưng bị lây bệnh sởi khá trầm trọng. Có lẽ, đến lúc này từ “giá như” xuất hiện đồng loạt trong suy nghĩ của nhiều phụ huynh: giá như được cảnh báo, hướng dẫn sớm, không vội vàng đưa con đi viện khi con có biểu hiện bất thường thì con không bị nhiễm sởi hoặc không bị nặng thế này…. . Nguyên nhân nào dẫn đến hệ lụy này? Phải chăng, Bộ y tế chưa làm tròn khâu giám sát dịch và cảnh báo, hướng dẫn người dân cách phòng chống? 

Hơn 100 trẻ chết vì bệnh sởi và những dấu hỏi

Dịch sởi đã làm hơn 100 đứa trẻ tử vong

Thực tế, hơn tháng qua, thông tin về dịch sởi bùng phát tại Hà Nội được đăng tải trên một số phương tiện thông tin đại chúng nhưng chủ yếu là ghi nhận tại hiện trường mà không có hướng dẫn, khuyến cáo từ cơ quan quản lý – Bộ y tế. Có lẽ vì thế mà nhiều phụ huynh có phần chủ quan cho đến khi những thông tin được cho là “sự thật kinh hoàng của dịch sởi” với con số hàng trăm đứa trẻ đã chết vì dịch sởi được chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Và lúc này, mâu thuẫn số liệu giữa kênh thông tin chính thống và “tin đồn” ở thế giới ảo đẩy các ông bố bà mẹ vào cơn sợ hãi tột độ. 

Không chỉ người dân mà đến cả Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam – người được Chính phủ phân công phụ trách lĩnh vực y tế cũng không nhận được những báo cáo chính xác, đầy đủ từ Bộ Y tế cho đến khi ông đích thân đi kiểm tra. Điều này được chính Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiết lộ trong buổi thị sát chiều 15/4 khi ông nói rằng phải cảm ơn một bác sĩ ở Bệnh viện Nhi T.Ư đã viết về tình trạng quá nhiều trẻ tử vong do sởi rồi đưa lên Facebook để ông biết được tình hình và đến kiểm tra trực tiếp. 

Sau những số liệu, thông tin “tương đối thật” mà lãnh đạo Bộ y tế công bố sau chuyến thị sát của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khiến công luận đặt nghi vấn “Bộ y tế giấu dịch”? Thế nhưng, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) – TS Trần Đắc Phu đã lập tức phản bác thông tin trên và vẫn khẳng định “con số 25 ca tử vong mà Bộ Y tế công bố là hợp lý" và “nghiên cứu virus sởi cho thấy chưa có biến đổi gene và độc lực”. Vị lãnh đạo này lý giải: “trong số 103 trường hợp tử vong ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Trung ương, có 25 ca tử vong do sởi, 78 ca còn lại bệnh tình nặng, xin về và tử vong do mắc sởi kết hợp với các bệnh nền khác như viêm phổi, viêm đường hô hấp, tim mạch, suy dinh dưỡng…”. 

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, tất cả những lý lẽ trên chỉ là ngụy biện bởi trong hai tháng có tới hơn 100 trẻ tử vong vì một loại dịch bệnh là cực kỳ lớn. 

Bộ trưởng Tiến ở đâu trước khi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam “thị sát”? 

Như đã nói ở  trên, con số 108 trẻ tử vong do sởi cùng vị trưởng ngành y tế chỉ xuất hiện sau khi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đến thăm vùng tâm dịch sởi. Vậy, trước đó Trước đó bà Tiến ở đâu dù trụ sở Bộ y tế chỉ cách Bệnh viện Nhi Trung ương chưa tới 2 cây số và đã có hàng trăm đứa trẻ chết vì sởi. Lẽ nào thông tin “phòng lãnh đạo bệnh viện biến thành phòng bệnh nhân” ra rả trên các báo đài thời gian qua chưa đủ để Bộ trưởng lưu tâm đến dịch bệnh này hay vì một lý do nào khác liên quan đến lời hứa và danh dự cá nhân?

Clip Bộ trưởng Tiến không cho phóng viên ghi hình

Không chỉ thế, việc Bộ trưởng Tiến không cho phóng viên ghi hình mình khi nói về dịch sởi cũng khiến dư luận khó hiểu. Khi từ chối phóng viên tác nghiệp, bà nói rằng “người ta đề nghị tôi không xuất hiện”, vậy người ta – người mà không cho bà xuất hiện ở đây là ai? Hay cũng chỉ là “chối quanh co”, ngụy biện? 

Tử vong vì những biến chứng do sởi có phải do sởi? 

­Chiều 15/4, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế thừa nhận đã có 112 người tử vong liên quan đến bệnh sởi nhưng chỉ 25 trẻ có nguyên nhân do sởi, các trường hợp khác đồng nhiễm một hoặc nhiều bệnh lý nên không thể coi là tử vong do sởi.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế đều lý giải rằng khi nhiễm virus sởi, hệ miễn dịch sẽ suy giảm khiến trẻ dễ bị mắc thêm các virus, vi khuẩn khác gây viêm phổi, tiêu chảy…, dẫn đến suy hô hấp và tử vong nhanh chóng. “Khi trẻ bị tim bẩm sinh, suy dinh dưỡng thì sức đã yếu, nay lại nhiễm thêm bệnh sởi, suy giảm hệ miễn dịch thì sẽ không còn sức chống chọi với bệnh tật, làm tăng nguy cơ tử vong. Như vậy, không thể nói các ca tử vong đó không phải do bệnh sởi” - một chuyên gia giải thích. 

Số trẻ đã tiêm vacxin sởi vẫn nhiễm và tử vong chiếm bao nhiêu phần trăm? 

Theo ghi nhận của phóng viên từ vùng tâm điểm của dịch sởi, một số trẻ đã tiêm vacxin sởi nhưng vẫn bị nhiễm. 

Các chuyên gia Y tế dự phòng cho hay, nếu được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, đảm bảo chất lượng thì có khoảng 95% trẻ được bảo vệ.

Tuy nhiên, nhiều ông bố bà mẹ vẫn hoang mang và muốn biết trong số gần 7.000 ca mắc và hơn 100 trẻ tử vong do sởi thì có bao nhiêu trẻ đã tiêm vacxin? Con số này đến vẫn chưa lãnh đạo ngành công bố. 

Tại sao Hà Nội vẫn chưa công bố dịch? 

Trong cuộc họp sáng 16/4 với Bộ Y tế và các chuyên gia trong lĩnh vực truyền nhiễm,

đại diện Tổ chức y tế Thế giới cho biết, hiện các nước khu vực Tây Thái Bình Dương cũng đang xuất hiện dịch sởi như: Trung Quốc, Lào, Philippines, Úc, Nhật. Virus và khuyến nghị Việt Nam nên công bố dịch. Philippines đã công bố dịch khi có 23 người tử vong do sởi.

Ở Việt Nam, theo lãnh đạo Bộ Y tế, dịch Sởi hiện tập trung ở Hà Nội và TP HCM, phía nam không có tử vong. Số mắc sởi của cả nước là gần 7.000 ca thì Hà Nội chiếm 30%, số tử vong cũng chiếm 50%. Tuy nhiên, việc c ông bố dịch là quyền của UBND và Sở Y tế tỉnh, thành phố. Vậy vì sao Hà Nội chưa công bố dịch? Phân bố của dịch sởi các các tỉnh, thành phố hiện nay cụ thế nào? … Con số 108 trẻ tử vong do sởi liệu đã phải là con số thật hoặc "tương đối thật"? ... là những câu hỏi vẫn dư luận đang còn thắc mắc, hoài nghi.

Bổ sung hơn 80 tỉ đồng phòng chống sởi 

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định cấp 12 máy thở chức năng cao thuộc hàng dự trữ quốc gia để trang bị cho 3 BV (Nhi trung ương, Thanh Nhàn, Đống Đa) phục vụ công tác cấp cứu, điều trị người mắc dịch bệnh. Thủ tướng cũng quyết định bổ sung 80,875 tỉ đồng cho Bộ Y tế từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2014 để mua sắm một số trang thiết bị và mua thuốc phục vụ công tác phòng, chống sởi. 

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo Bộ Y tế xuất cấp 22 máy thở chức năng cao, 8 máy thở chức năng trung bình thuộc hàng dự trữ quốc gia để trang bị cho 4 BV phục vụ công tác cấp cứu, điều trị người mắc dịch bệnh sởi, cúm và phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân.

H.M

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news