Tin mới

Hơn 4 triệu ha rừng ở Mỹ cháy thành tro bụi, "thủ phạm" không ai ngờ tới!

Thứ ba, 27/06/2017, 10:43 (GMT+7)

Câu thoại nổi tiếng trong phim cổ trang "Trời hanh vật khô, cẩn thận củi lửa" giờ đây có lẽ là lời cảnh báo tới chúng ta.

Câu thoại nổi tiếng trong phim cổ trang "Trời hanh vật khô, cẩn thận củi lửa" giờ đây có lẽ là lời cảnh báo tới chúng ta.

Những vụ lớn ở Alaska (Mỹ), Indonesia năm 2015 hay ở Canada, California (Mỹ), Tây Ban Nha đến Chile, Nga, Bồ Đào Nha, Pháp... vào các năm 2016, 2017 đang diễn ra ngày càng nhiều hơn. Điều này khiến các chuyên gia khí hậu phải lo lắng.

Chuyên gia khí hậu cao cấp Jason Funk làm việc tại Ủy ban các nhà Khoa học Quan tâm (Union of Concerned Scientists viết tắt là UCS) cảm thấy lo lắng cho xu hướng này:

"Năm 2015 là năm phá vỡ kỷ lục các vụ cháy ở Mỹ, hơn 4 triệu ha rừng đã bị phá hủy", tương đương diện tích Hà Lan hay Thụy Sĩ bị tàn phá.

là nguyên nhân của hơn 1/2 các vụ cháy rừng khắp thế giới

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới biến đổi khí hậu, một trong số đó chính là việc phá rừng của con người, rừng chính là lá phổi của thế giới, là ngôi nhà chung của rất nhiều hệ động thực vật.

Do đó đốt rừng có thể xem là nguyên nhân lớn thứ dẫn đến biến đổi khí hậu (từng chiếm hơn 20% lượng khí thải carbon đioxide). Như một mối quan hệ nhân quả, đến lượt mình biến đổi khí hậu lại tác động trở lại và làm tăng nguy cơ cháy rừng trên toàn thế giới.

Nghiên cứu của Viện Hàn lâm khoa học Nga công bố trên tạp chí Proceedings có tên "Tác động của biến đổi khí hậu do con người gây ra trên các cánh rừng miền Tây nước Mỹ" chỉ ra rằng biến đổi khí hậu đã làm tăng thời gian cháy rừng ở Mỹ lên 9 ngày mỗi năm.

Trong nghiên cứu mới được công bố trên Proceedings of the National Academy of Sciences, các nhà khoa học từ Đại học Idaho và Columbia đã tính toán mức độ (phạm vi và cường độ) ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới các vụ cháy rừng ở phía Tây nước Mỹ.

Họ nhận thấy rằng, kể từ năm 1979, biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính dẫn tới sự khô hạn của hơn 1 nửa các khu rừng phía Tây, làm tăng thời gian của mùa cháy rừng.

Nghiên cứu còn sử dụng cụm từ "fuel aridity" (nhiên liệu khô cằn) để chỉ cách mà biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới việc cháy rừng như việc tiếp thêm nhiên liệu vậy!

Nhà nghiên cứu John Abatzoglou thuộc Đại học Idaho (Mỹ) cho hay: "Trong khoảng thời gian từ năm 1984 đến năm 2015, chúng tôi nhận thấy rằng có một xu hướng xấu đi khi số vụ cháy tăng gấp 9 lần mỗi năm."

Và ông còn khẳng định rằng biến đổi khí hậu do chính con người tạo nên đã quay trở lại đe dọa cuộc sống của con người khi làm tăng sự khô hạn, hạn hán và nắng nóng.

Ngoài một số nguyên nhân chủ quan tới từ con người vô tình làm cháy rừng và các nguyên nhân tự nhiên như hiện tượng khí hậu như El Nino, sấm sét thì biến đổi khí hậu chính là thủ phạm chính gây ra hơn 1/2 các vụ cháy lớn trên thế giới.

Hơn 4 triệu ha rừng ở Mỹ cháy thành tro bụi, thủ phạm không ai ngờ tới! - Ảnh 1.

Cháy rừng ngày càng xảy ra nhiều hơn do tình trạng nắng nóng, khô hanh. Ảnh Getty Images.

Nghiên cứu của Viện Scripps (Mỹ) cũng có chung đáp án này cho những vụ cháy ngày càng nhiều không chỉ ở Bắc Mỹ mà cả trên toàn thế giới. Những nghiên cứu của Canada cũng có kết luận tương tự cho những vụ cháy rừng ở Siberie.

Chuyên gia khí hậu Nadezda M. Tchebakova thuộc Viện Lâm nghiệp Sukachev (Nga) lý giải về nguyên nhân chính dẫn tới cháy rừng ở Siberia cho biết, nhiệt độ trung bình mùa Đông từ năm 1980 đến 2000 đã tăng cao từ 2 đến 4 độ C so với những năm 1960.

Dẫn đến tuyết tan sớm vào mùa Xuân và hạn hán dẫn tới sự khô hanh là điều kiện cho các vụ cháy bùng phát.

Giám đốc Trung tâm theo dõi cháy rừng toàn cầu Johann Goldammer - thuộc Đại học Freiburg (Đức) còn cảnh báo các khu rừng ở Bắc bán cầu có vai trò quyết định tới số mệnh của môi trường vì rừng và đất nơi đây chứa than bùn lên tới 1/3 lượng carbon tích trữ trên thế giới.

Cháy rừng sẽ như ngòi nổ kích hoạt quả bom carbon này và khi đó, biến đổi khí hậu sẽ ngày càng tồi tệ hơn. Hơn nữa, mặc cho những nỗ lực gây dựng diện tích rừng của con người, chất lượng rừng vẫn không thể ngày một ngày hai có thể được khôi phục.

Những rừng mới trồng chỉ còn 7% rừng nguyên sinh, còn rừng thứ sinh lại chiếm hơn 70%. Đây cũng là loại rừng dễ bị cháy nhất.

Biến đổi khí hậu đã làm tăng nguy cơ cháy rừng như thế nào?

Hơn 4 triệu ha rừng ở Mỹ cháy thành tro bụi, thủ phạm không ai ngờ tới! - Ảnh 2.

Cháy rừng khiến chính con người bị đe dọa môi trường sống. Ảnh Picture - alliance.

Biến đổi khí hậu khiến cho khí hậu ấm lên, băng tan chảy sớm hơn và hậu quả của nó là mùa hè trở nên khô hanh, là điều kiện thuận lợi cho sự cháy phát sinh. Đây được xem là nguyên nhân chính gây ra hàng loạt vụ cháy lớn ở miền Tây nước Mỹ 3 thập niên gần đây.

Hạn hán triền miên và kéo dài làm cho mùa cháy rừng cũng theo đó dài thêm, làm tăng nguy cơ cháy trên toàn thế giới.

Biến đổi khí hậu làm tăng cường độ các cơn bão, sấm sét cũng góp phần gây nên cháy rừng.

Những yếu tố làm tiền đề cho sự cháy như nhiệt độ, độ ẩm, gió... đều bị biến đổi khí hậu chi phối một cách mạnh mẽ. Nhiệt độ Trái Đất tăng lên khiến cho hơi nước bốc hơi nhiều hơn, làm mặt đất khô hanh hơn, đây là điều kiện để lửa có thể cháy lan rộng.

Bài viết được dịch từ các nguồn: Nwf.org, Ucsusa.org, Dw.com

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news